“Chợ tình Khau Vai” thành sản phẩm du lịch: Vui hay buồn? ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Sunday, April 28, 2019

“Chợ tình Khau Vai” thành sản phẩm du lịch: Vui hay buồn?

“Chợ tình Khâu Vai” hay chỉ mộc mạc là “ Chợ Khau Vai”

Hà Giang ngày càng được nhiều người biết đến là nơi có công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, dòng sông Nho Quế uốn lượn, đèo Mã Pì Lèng, hoa tam giác mạch….và có nhiều phiên chợ độc đáo nhưng trong đó phải kể đến “Chợ tình Khâu Vai”. Phiên chợ diễn ra 1 lần duy nhất trong năm, vào ngày 27/3 âm lịch.

Năm nay, tỉnh Hà Giang tổ chức lễ hội 100 năm “Chợ tình Khâu Vai”. Lễ hội diễn ra từ 28/4 - 1/5/2019, tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao nguyên đá. Đặc biệt, nhân dịp này, tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức công bố việc UNESCO tái công nhận Công viên đá Đồng Văn là Công viên địa chất toàn cầu lần thứ II. Tại đây, du khách được trải nghiệm hóa thân thành các chàng trai, cô gái người dân tộc địa phương, cưỡi ngựa về Chợ tình tìm bạn.

mot goc nhin ve "cho khau vai" hinh 1

Cụm từ “ Chợ tình Khau Vai” dường như đã trở thành một cái tên quen thuộc và quen miệng của những ai biết và yêu thích mảnh đất Hà Giang. Cứ gần đến ngày diễn ra phiên chợ là mọi người lại í ới rủ nhau: có đi “Chợ tình Khau Vai” không? Thích và yêu là vậy nhưng mấy ai hiểu hết về phiên chợ độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Mấy ai tự đặt cho mình câu hỏi ngược lại tại sao lại là “chợ tình”? Và có bao nhiêu người hiểu không đúng về chữ “tình” trong phiên chợ.

Trước tiên phải nói đến truyền thuyết gắn liền với phiên chợ. Phiên chợ được gắn với câu chuyện tình yêu đẹp mà buồn giữa chàng Ba, người dân tộc Nùng và nàng Út, người dân tộc Giáy. Dù rất yêu nhau nhưng vì gia đình ngăn cấm và tục lệ của dân tộc nên hai người đã gạt nước mắt chia tay nhau. Khi chia tay, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi sáng hôm sau lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3 - ngày mà năm nào họ quyết định chia tay.

mot goc nhin ve "cho khau vai" hinh 2
Hoạt cảnh tái hiện câu chuyện tình yêu huyền thoại giữa chàng Ba và nàng Út.

Hỏi những bậc cao niên trong xã cũng không ai nhớ được chợ có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, bất cứ ai trong xã Khau Vai hay huyện Mèo Vạc đều biết đến ý nghĩa của phiên chợ ngày 27/3. Nhà nghiên cứu văn hóa Lò Giàng Páo người con của huyện Mèo Vạc, kể rằng khi ông 8 tuổi và thường được bố đưa đến chợ. Bố ông lúc đó là công an huyện Mèo Vạc thường có mặt khi phiên chợ để kiểm tra tình hình an ninh trật tự. Theo lời kể của bố ông thì phiên chợ Khau Vai không dành cho bất cứ một dân tộc nào mà là nơi giao lưu của các dân tộc ở Mèo Vạc và những huyện lân cận của Hà Giang. Khi đến chợ không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, lớp tuổi. Mọi người đến chợ đều mang them một tâm thế vui vẻ, pha chút bâng khuâng, ngậm mùi, mong ngóng.

Họ đến để giao lưu, hát giao duyên, nâng chén rượu, ăn miếng bánh. Quan trọng nhất, những "người cũ" tìm đến nhau để được gặp mặt, được nói chuyện, chia sẻ, tâm tình để hiểu hơn về cuộc sống của mỗi người trong một năm xa cách. Những lời động viên chia sẻ kịp thời cũng là liều thuốc tinh thần để khi kết thúc phiên chợ, mỗi người trở về với cuộc sống hiện tại với tinh thần an nhiên hơn.

Nhà nghiên cứu văn hóa Lò Giàng Páo cũng từng được chứng kiến những hình ảnh đáng nhớ của phiên chợ Khau Vai. Cảnh người cũ gặp nhau khi chia tay, khuôn mặt ai cũng tràn ngập niềm vui, lúc này phải chăng chỉ có sự bịn rịn, lưu luyến mà thôi. Còn ám ảnh ông là hình ảnh những người đàn ông cầm vạt áo chàm xanh thẫm lên lau hàng nước mắt. Bởi họ cũng vượt một chặng đường dài để đến phiên chợ với bao hy vọng tìm được người bạn cũ nhưng chờ mãi, chờ mãi không thấy bóng dáng thân thuộc nơi đâu. Ngồi ở chỗ cũ, mặt trời xuống thấp dần buộc họ phải trở về nhà với bao luyến tiếc, buồn bã.

Cứ mỗi lần ai nhắc đến Hà Giang, nhắc đến phiên chợ Khau Vai nhà báo Đại Dương, báo Tiền Phong lại thấy xốn xang. Anh cũng từng có thời gian lăn xả với đề tài về miền núi, về dân tộc phía Bắc. Chính vì thế khi tìm hiểu về chợ Khau Vai anh thấy hiện tại chính quyền cũng như nhiều người đang dùng chữ “ tình” không đúng với bản chất, vừa dung tục hóa một vấn đề mang tính nhân bản và hết sức tinh tế.

Bản chất thứ nhất, đầu tiên và bao trùm của chợ là mua bán, trao đổi hàng hóa. Thứ đến mới là giao lưu. Những người có tình cảm với nhau trước đây nay tìm đến với nhau hoàn toàn không mang mục đích mua bán tình cảm (tình cảm làm sao mua bán?), dù nơi hò hẹn là chợ và cũng không vì mục đích nào khác.  “Người ta rất hay nói về chợ tình nhưng thực sự không có chợ tình. Những chợ Sapa, Khâu Vai… là chỗ diễn ra giao lưu văn hóa-thông tin-tình cảm. Người già đến đó để tâm tình, người trẻ chưa có vợ, có chồng thì coi đó là nơi, là dịp để tìm hiểu nhau. Còn một điểm rất nhân văn, như ở Khâu Vai, những người thời trẻ yêu nhau nhưng không lấy được nhau, đến chợ gặp nhau để tâm sự, hỏi thăm giờ sống ra sao, có hạnh phúc không… Nếu hạnh phúc thì chúc mừng, nếu éo le thì an ủi. Người chồng, người vợ của mình cũng thông cảm mà không ghen tị". Ý nghĩa nhân văn của câu chuyện gắn với chợ Khau Vai đủ để nói lên cái đẹp, cái tình của người đến chợ. Vậy có nhất thiết phải sáng tác thêm chữ “ tình” vào đó để làm câu chuyện bị hiểu lệch lạc theo nhiều cách nghĩ khác nhau.

Biến “ Chợ Khau Vai” thành lễ hội vô tình làm mất đi một câu chuyện văn hóa mang tính nhân văn độc đáo.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

TS Mai Thanh Sơn, nhà nghiên cứu dân tộc học có nhiều gắn bó và  nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc về các tộc người thiểu số, cũng cho rằng đồng bào vùng cao thường đặt tên chợ theo địa danh. Chợ ở xã Khau Vai thì lấy tên chợ theo tên xã cũng là dễ hiểu. Khau Vai theo ngôn ngữ Tày - Thái thì được hiểu như sau: Khau là đèo, Vai là con trâu, vậy nên Khau Vai thường được người dân địa phương gọi là “ sống trâu”.  Tên gọi chợ Khau Vai cũng giống như nhiều chợ khác ở Hà Giang như Chợ Mèo Vạc, chợ Đồng Văn, chợ Sín Cái…mà thôi.

mot goc nhin ve "cho khau vai" hinh 3
Chợ Khâu Vai nhìn từ trên đỉnh đèo. 

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Ở các làng quê ở miền xuôi, mỗi phiên chợ cũng diễn ra nhộn nhịp. Đến chợ người dân cũng ríu rít, hỏi han nhau chuyện con cái, đồng áng, mặc dù mới chạm nhau ở đầu ngõ. Họ cũng túm lại để chuyện trò một lát rồi mới về. Còn các chợ phiên ở miền núi phía Bắc thực sự là một sự kiện văn hóa dân gian tổng thể. Ở đó không chỉ có các hoạt động mua bán giao thương, mà ở đó các hoạt động giao lưu gặp gỡ được người dân rất coi trọng. Một gia đình thì cả vợ chồng con cái cùng xuống chợ, thanh niên chưa vợ, chưa chồng thì xúng xính mặc đẹp rủ nhau đi thành từng tốp. Đến chợ còn mang theo khèn, kèn môi, hay các nhạc cụ khác để biểu diễn. Các chợ phiên ở vùng cao đều có một khoảng không nhỏ để người dân giao lưu văn nghệ. Có thể thấy nhu cầu giao lưu của đồng bào trong các phiên chợ là rất lớn. Chính nhờ giao lưu mà anh em bạn bè dù ở cách xa nhau cả quả đồi nhưng họ vẫn thân thiết, gắn bó và biết rõ thông tin về nhau.

Với chợ Khau Vai thì đặc biệt hơn. Nếu gọi là chợ “tình” Khau Vai thì đến chợ không thấy "tình" đâu cả. Đến chợ chỉ nhìn thấy hình ảnh những đôi trai gái ngồi bên nhau chuyện trò chăm chú chứ đâu hiểu được câu chuyện của họ đầu cuối ra sao. Nếu người ngoài cuộc nhìn vào có lẽ sẽ thấy tẻ nhạt bởi không hiểu gì cả, đến chợ vì tò mò, chỉ có người trong cuộc mới thấy thú vị và ý nghĩa. Họ nói chuyện say sưa, lắng nghe nhau tâm sự cả buổi không chán. Chợ đấy nhưng không phải là chợ, bởi ở đó được khoác một bộ cánh riêng tư đậm chất nhân văn và thiện lương. Người dân đến chợ để được trút bỏ những tâm sự thầm kín và cùng nhau xoa dịu nỗi đau vốn chỉ của riêng hai người. Nhưng giờ đây, chợ Khau Vai lại được bóc tách, mở toang để trở thành một sản phẩm du lịch. Vô tình chính những người ngoài cuộc đang xâm hại vào văn hóa cộng đồng bản địa và làm mất đi một câu chuyện văn hóa nhân văn độc đáo.

mot goc nhin ve "cho khau vai" hinh 4
Chợ Khau Vai đến hẹn lại lên thu hút đông du khách thập phương.

Nhà nghiên cứu Lò Giàng Páo liệt kê rằng, chính sự biến đổi đã khiến cho người đến chợ Khau Vai cũng khác hơn trước. Nếu như trước kia chỉ có những người đến tìm gặp người yêu cũ, thì nay còn xuất hiện người đến chợ tìm người yêu mới, khách du lịch trong và ngoài nước, những người buôn bán…

Việc phát triển các giá trị văn hóa truyền thống như một nguồn tài nguyên du lịch là chủ trương đúng. Nhưng biến một phiên chợ một năm chỉ họp một lần trong một không gian hẹp, đậm chất riêng tư như chợ Khau Vai thành sản phẩm du lịch e rằng còn nhiều điều cần xem lại. Giờ, một nơi hẹn hò riêng tư mang đầy ắp tính nhân văn đã không còn mà nhường chỗ cho các hoạt động diễn xướng, tại hiện lại câu chuyện tình yêu, đi tìm bạn bởi những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hàng nghìn người đổ về Khau Vai trong dịp tháng 5 khiến cho không gian chật hẹp của chợ Khau Vai trở nên xộc xệch, biến dạng. Một Khau Vai thanh bình, trầm lắng như nốt nhạc du dương dường như bị xóa sổ. Thay vào đó là những ánh mắt tò mò, những giọng cười hô hố, Tiếng í ới gọi nhau, tiếng hô, tiếng hò làm vang động cả một khoảng không gian vốn rất tĩnh lặng và có chiều sâu tâm tưởng. Không còn hình ảnh những đôi trai gái thanh thản đi bên nhau, ngồi bên nhau bình tĩnh chuyện trò. Họ vẫn đến chợ nhưng dáo dác và mang trên mình thái độ dè chừng.

mot goc nhin ve "cho khau vai" hinh 5
Những điệu khèn, tiếng sáo da diết chờ đợi...

Chính quyền và những người làm du lịch đang khai thác quá mức khiến cho Khau Vai như bị bóp ngẹt. Câu chuyện phát triển và bảo tồn dương như luôn mang tên “xung đột”, đặt ra nhiều thách thức trong việc gìn giữ nét đẹp trong văn hóa của tỉnh Hà Giang. Bởi khách du lịch lên với Khau Vai chỉ với mong muốn được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh như trong văn chương miêu tả.

Nhưng một chợ Khau Vai nguyên gốc đã không còn. Thay vào đó là một sản phẩm du lịch nổi như cồn đánh vào sự tò mò, khiến lượng du khách thập phương dầm dập rủ nhau về Khau Vai trong những ngày tháng 5 oi ả. Điều đáng tiếc nhất, chợ Khau Vai ngày nay gần như hoàn toàn vắng bóng các nhân vật chính: những cặp nam nữ, trai gái lỡ duyên đến gặp nhau để tâm tình/.


0 nhận xét:

Post a Comment

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong