April 2019 ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Tuesday, April 30, 2019

Cuộc đời cố nghệ sĩ Lê Bình: Khắc khổ từ phim tới đời thực

Vào 7h19 ngày 1/5, nghệ sĩ Lê Bình đã qua đời tại bệnh viên 175 TP HCM sau hơn một năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi. Con gái cố nghệ sĩ cho biết: "Cha tôi mất nhẹ nhàng. Trước khi mất, ông đã căn dặn tôi nhiều điều về việc hậu sự của ông, cũng như những tâm nguyện của ông".

Theo di nguyện của nam diễn viên, thi thể của ông sẽ được quàn tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (quận Gò Vấp, TP.HCM) để tiện cho khách đến viếng.

cuoc doi co nghe si le binh khac kho tu phim toi doi thuc hinh 1
Nghệ sĩ Lê Bình hưởng thọ 66 tuổi

Cuộc đời nhiều thăng trầm

Lê Bình sinh năm 1953, tên thật là Lê Thanh Sơn. Cha mẹ ông chia tay khi ông còn nhỏ nên ông sống với ông bà nội ở Đồng Tháp. Vì hoàn cảnh gia đình nên nam nghệ sĩ phải tự lập từ rất sớm.

15-16 tuổi, nghệ sĩ Lê Bình đã phải vật lộn với nhiều nghề để kiếm sống như làm bồi bàn trong nhà hàng, công nhân trong công trình thủy lợi và sau đó là họa sĩ vẽ tranh. Sau năm 1975, Lê Bình bước chân vào nghệ thuật từ các phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Ban đầu, ông tham gia vào đội kịch của phường, sau đó vào đội kịch của Nhà Văn hóa Thanh niên.

Khoảng năm 1982, ông được Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh mời về diễn tại Sân khấu kịch 5B và gắn bó với sân khấu kể từ đó, ở cả hai vai trò diễn viên và soạn giả. Từ sân khấu, Lê Bình bén duyên với điện ảnh.

cuoc doi co nghe si le binh khac kho tu phim toi doi thuc hinh 2

Trong cuộc sống gia đình, Lê Bình được biết đến là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Ông luôn chăm sóc cho 3 người con rất tốt, thậm chí còn hết mực lo toan cho mẹ già và người vợ luôn phải khiến ông nai lưng trả nợ.

Cố nghệ sĩ từng thổ lộ vợ ông mê cờ bạc gây nợ nần, con trai thứ hai bị nghiện đưa đi trại cai thuốc, con trai đầu qua đời vì tai nạn giao thông. Nỗi buồn lớn nhất của Lê Bình chính là ly hôn vợ sau 37 năm chung sống. Thế nhưng, dù chia tay, ông vẫn dành tình nghĩa cho người vợ từng đầu ấp tay kề. Ông từng tâm sự dẫu có còn thương, chấp nhận sống đơn độc vì không muốn quay lại với người vợ từng mê cờ bạc.

Ở tuổi ngoài 60, khi bệnh tật đang dày vò, cố nghệ Lê Bình vẫn phải vừa làm việc, vừa trang trải việc nhà. Hàng tháng ông gửi số tiền nhỏ cho con trai cai nghiện trong Viện nhân ái và tiền cho vợ cũ. Dù được các người con khác hết lòng chăm lo, có lúc, ông không tránh khỏi cảm giác cô đơn. Những ngày đối mặt với bệnh tật, nghệ sĩ Lê Bình cũng giấu giếm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp mà lặng lẽ vào viện điều trị một mình.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Những vai diễn khắc khổ

Lê Bình từng chia sẻ ông không có bí quyết nào ngoài việc đem đời ông vào trong vai diễn: "Buồn đến đâu, vui đến đâu tôi cũng đem lên sân khấu. Cuộc đời tôi không khác những vai diễn là bao". Ngoài ra, mỗi khi nhận một vai, dù nhỏ chỉ có vài phân đoạn, ông vẫn nghiên cứu rất kỹ để diễn sao cho thật nhất. Có lẽ vì thế mà xem những vai diễn của Lê Bình, khán giả dễ dàng cảm nhận được sự chân thật, tự nhiên lạ lùng.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Trong suốt hơn nửa đời người gắn bó với nghiệp diễn, nghệ sĩ Lê Bình ghi dấu với hơn 200 nhân vật. Nổi bật nhất vẫn là những vai hiền lành khắc khổ. Hầu hết các vai diễn của ông đều mang tính cách một người đàn ông nghèo khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất ngay thẳng, chân thành và gìau tình cảm. Một số bộ phim có sự tham gia của nghệ sĩ Lê Bình như: Mùa len trâu, Vịt kêu đồng, Cô gái xấu xí

cuoc doi co nghe si le binh khac kho tu phim toi doi thuc hinh 3

Ở tuổi ngoài 60, Lê Bình vẫn tham gia những vai diễn không biết mệt mỏi. Trong hơn một năm điều trị bệnh ung thư, ông vẫn miệt mài đóng phim vì trách nhiệm. Năm ngoái, ông được mời vào dự án điện ảnh Có căn nhà ngồi nghe nắng mưa, tham gia phim truyền hình Thế thái nhân tình.

Thậm chí, thời điểm bệnh nặng, ông vẫn nén cơn đau để hoàn thành các vai diễn đã nhận lời tham gia trước đó. Được biết, trước khi đi quay một phân đoạn cho Mùa viết tình ca, ông vào bệnh viện xạ trị rồi mới lên xe đi ra Ninh Thuận. Với phim Hồn papa da con gái, ông cũng nén cơn đau để diễn xong phân đoạn nhiều hoạt động. Trước Tết Kỷ Hợi, ông cũng tham gia vai nhỏ trong phim Táo quậy và cùng ê-kíp ra mắt phim. 

Trong sự nghiệp của mình, cố nghệ sĩ đã giành được 3 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp lẫn quần chúng và một bằng khen của Bộ Quốc phòng. Hơn 10 vở kịch của Lê Bình được dàn dựng ở các sân khấu IDECAF, 5B, kịch Phú Nhuận.../.

Festival Nghề truyền thống Huế nơi hội tụ tinh hoa nghề Việt

Khai hội từ 26/4, sau 6 ngày diễn ra sôi động, Festival Nghề truyền thống 2019 khép lại vào tối nay (1/5) bằng Lễ Bế mạc và Tôn vinh các nghệ nhân làng nghề tại sân khấu bia Quốc Học. 

Nhiều hoạt động của Festival tiếp tục níu chân du khách cho đến tận ngày cuối cùng của đợt nghỉ lễ (1/5). Festival Nghề truyền thống 2019 được đánh giá là một kỳ Festival chuẩn bị khá chu đáo với nhiều hoạt động hấp dẫn và thành công.

festival nghe truyen thong hue noi hoi tu tinh hoa nghe viet hinh 1
Một tiết mục trong lễ khai mạc

Không gian Festival làng nghề Huế 2019 được tổ chức trong một khung cảnh đặc trưng với 30 ngôi nhà rường – kiệt tác của nghề chạm khắc gỗ Huế bên cạnh bờ sông Hương kéo dài trên suốt tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, giới thiệu nhiều sản phẩm nghề độc đáo của những nghệ nhân đến từ nhiều làng nghề truyền thống Huế và cả nước.  

Trong những ngôi nhà rường Huế, các nghệ nhân có dịp trổ tài. Đó là thổ cẩm Dệt Zèng của dân tộc Tà Ôi, A Lưới, Thừa Thiên Huế, Di sản phi vật thể quốc gia; Thổ cẩm dân tộc H’Re làng Teng, Ba Tơ, Quảng Ngãi; Thổ cẩm Chăm từ Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận; Dệt sợi bông và tơ tằm, dân tộc Thái ở Bản Lác 2, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Các tác phẩm thêu của nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh và gia đình; Thêu Thuận Lộc, Huế; May Thêu Đoan Trang, Huế được khách gần xa ưa chuộng.

Các sản phẩm Gốm (Làng Gốm Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Gốm Chăm, Bàu Trúc, cơ sở nghệ nhân Đàng Xem, Ninh Thuận; Gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội; Gốm Mỹ Thiện, Châu Ổ, Bình Sơn, Quảng Ngãi; Gạch Gốm và Đan thảm Lục Bình, Vĩnh Long; Đất nung gốm thô không men, cơ sở Lê Đức Hạ, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) tiếp tục được vinh danh. Lần đầu tiên những tác phẩm gốm được các nhà thiết kế và nghệ nhân sáng tạo được trưng bày tại không gian Gốm Phước Tích và Gốm Mỹ Thiện.

festival nghe truyen thong hue noi hoi tu tinh hoa nghe viet hinh 2
Hơn 350 nghệ nhân tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019

Chị Ka Thoa, người dân tộc Mạ, ở làng Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng lần đầu tham gia Festival Nghề truyền thống cảm nhận: "Qua Festival này, chúng tôi mong muốn có nhiều người biết đến thổ cẩm của mình để những người phụ nữ có công ăn việc làm đều hàng tháng và sẽ có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện, làng có 350 hộ thì 350 hộ đều tham gia dệt".

Cách bố trí không gian cũng như giới thiệu một số làng nghề, cơ sở sản xuất có những sản phẩm độc đáo lần đầu tham gia trưng bày, giới thiệu, mua bán tại Festival lần này được Ban tổ chức chú trọng. Đó là các sản phẩm từ sen: dệt tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận (Hà Nội), rượu sen, trà sen, tranh sen, nón lá sen, tranh sen, khăn sen, quạt sen... của các nghệ nhân Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.

Bên cạnh giới thiệu sản phẩm độc đáo của các nghề, làng nghề truyền thống, ngành y học cổ truyền vốn là đặc trưng của Huế vì vậy tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 có hình thức tổ chức cho các thầy thuốc đông y khám chữa bệnh và phô diễn tài năng. Đặc biệt nghề may áo dài là một nghề truyền thống lâu đời của Huế cũng được giới thiệu tại Festival nghề lần này, trong đó sẽ có dịch vụ may áo dài nhanh.

Một điều ấn tượng tại Festival lần này là các làng nghề, cơ sở sản xuất nghề chuẩn bị nhiều sản phẩm mới, mẫu mã bao bì mới phục vụ du khách. Vì vậy, tính thương mại tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 cao hơn những kỳ Festival nghề trước đây.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Bà Vì Thị Thuận, ở bản Lác 2, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã nhiều năm tham gia Festival nghề truyền thống Huế cho biết: "Tôi mong muốn rằng có nhiều dịp như thế này để quảng bá cho những sản phẩm ở những vùng quê, vùng sâu vùng xa, không có người biết đến để nhiều người biết đến chúng tôi nhiều hơn".

Cách bố trí không gian giới thiệu nghề truyền thống tại Festival 2019 cũng tạo một điểm nhấn đáng chú ý. Ban tổ chức đã bố trí, sắp đặt nhiều không gian với hình thức trang trí đẹp, mang tính nghệ thuật như: Không gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, không gian sen, không gian lụa và thổ cẩm, không gian áo dài, không gian nghề đông y, không gian lồng đèn, diều, không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống của các thành phố quốc tế... Mỗi không gian là một câu chuyện kể về nghề, tập trung giới thiệu những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế. 

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn bố trí một không gian đi bộ và cảnh quan với đường đi bộ trên sông Hương, hệ thống đường đi bộ bờ Nam sông Hương kết nối với bờ Bắc sông Hương cùng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu...

Tất cả tạo thành một không gian nên thơ trải dài dọc bờ sông Hương với nhiều hoạt động hấp dẫn trong ngày hội Festival. Bên cạnh đó, tính tương tác với cộng đồng cũng là điểm nhấn thú vị, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng và du khách. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, du khách đến từ thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương chia sẻ: "Tôi thấy Festival này rất hay, quy tụ được tất cả các làng nghề của các vùng miền trong cả nước. Qua mỗi gian hàng, tôi biết được khá nhiều về văn hóa về làng nghề của vùng đất đó".

festival nghe truyen thong hue noi hoi tu tinh hoa nghe viet hinh 3
Sản phẩm hoa giấy tại festval nghề truyền thống Huế

Với sự tham gia của 60 làng nghề, cơ sở nghề cùng sự góp mặt của hơn 350 Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, Festival nghề truyền thống Huế 2019 đã trở thành nơi hội tụ “tinh hoa nghề Việt”. Dịp này, Ban tổ chức đã công nhận 15 sản phẩm đoạt giải sản phẩm tiêu biểu, trong đó sản phẩm “Đôi Bảo bình” của nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đoạt giải nhất.

Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, Phó trưởng Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2019 cho biết: đây là dịp biểu dương sinh động trí tuệ và tài năng của các nghệ nhân các làng nghề tiêu biểu của Thừa Thiên-Huế và nhiều địa phương trong cả nước.

Theo thống kê của Ban tổ chức, lượng khách đến các không gian làng nghề, không gian trưng bày, triển lãm và các hoạt động hưởng ứng tăng cao. Doanh số bán hàng cũng tăng tương tự. Uớc tính có 400.000 lượt khách đến Huế trong dịp Festival nghề truyền thống 2019./.

Những vai diễn để đời của nghệ sĩ Lê Bình

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 1

Nghệ sĩ Lê Bình từng là "cả một trời tuổi thơ" của thiếu nhi Việt Nam hế hệ 8x, 9x khi góp mặt trong series phim “Cổ tích Việt Nam”. Trong phim, cố nghệ sĩ gây ấn tượng với vai mụ yêu tinh đáng sợ trong ''Mụ yêu tinh và bầy trẻ''.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 2

Bộ phim "Dòng sông không quên" (đạo diễn Lê Dân) là dự án phim đầu tiên của Lê Bình với vai diễn ông chủ tiệm thuốc Bắc.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 3

Tuy nhiên, nghệ sĩ Lê Bình ghi dấu ấn trong lòng khán giả phim truyền hình nhiều nhất với hình ảnh anh Tư Tại - người nông dân miền Nam hiền lành, chất phác trong phim "Đất phương Nam", 1997.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 4

Đến năm 2008, tên tuổi nghệ sĩ Lê Bình mới một lần nữa trở lại rộng rãi với khán giả màn ảnh Việt khi ông vào vai ông bố hiền lành, tốt bụng của Huyền Diệu trong phim "Cô gái xấu xí".

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 5

Hóa thân vào nhân vật Năm Na trong tác phẩm "Vịt kêu đồng" (2009), Lê Bình một lần nữa khắc họa thành công hình ảnh người nông dân tảo tần, khắc khổ. Vai diễn này đã giúp ông giành được giải thưởng ''Nam diễn viên phụ được yêu thích nhất'' tại HTV Awards 2011.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 6

Năm 2014, Lê Bình đảm nhận vai Tín trong ''Đam mê nghiệt ngã'', ông vào vai một ông già lớn tuổi trong một gia đình nhiều thế hệ, vai diễn của ông phải ngồi xe lăn. Tuy hằng ngày đối mặt với những thù hằn và độc đoán nhưng ông vẫn không bị ảnh hưởng mà luôn tìm cách hóa giải những mâu thuẫn ngầm trong gia đình.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 7

Năm 2015, Lê Bình khiến khán giả ngỡ ngàng khi vào vai ông bố trong "Sức nặng tình thâm". Bộ phim khiến nhiều khán giả bất ngờ vì nhân vật có quá nhiều nét tương đồng với Lê Bình ngoài đời thật, từ cuộc sống cơ cực, mất vợ, các con ly tán đến những nỗi bất hạnh liên tiếp trong cuộc đời.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 8

Năm 2017, nghệ sĩ Lê Bình lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả trong phim điện ảnh “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa”. Vai diễn ông Phát được đánh giá là một trong những vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Bình. 

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 9

Năm 2018, nghệ sĩ Lê Bình trở lại với khán giả qua bộ phim truyền hình "Mỹ nhân Sài Thành". Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi mà Lê Bình đảm nhiệm vai phản diện. Trong phim, ông vào vai diễn Lý Tắc - một phú ông giàu có, quyền thế và thủ đoạn khét tiếng nơi phố thị. Mặc dù đã có vợ con đề huề, Lý Tắc vẫn không ngại cặp kè cùng mỹ nữ.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 10

Gần đây, ông còn góp mặt trong sitcom ''Gia đình vui nhộn''. Trong phim, ông hóa thân thành ông Tám, một người thông thái và hiểu chuyện nhưng cũng khá bí ẩn với gương mặt không bao giờ xuất hiện hoàn toàn.../.

Cố nghệ sĩ Lê Bình và những vai diễn để đời

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 1

Nghệ sĩ Lê Bình từng là "cả một trời tuổi thơ" của thiếu nhi Việt Nam hế hệ 8x, 9x khi góp mặt trong series phim “Cổ tích Việt Nam”. Trong phim, cố nghệ sĩ gây ấn tượng với vai mụ yêu tinh đáng sợ trong ''Mụ yêu tinh và bầy trẻ''.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 2

Bộ phim "Dòng sông không quên" (đạo diễn Lê Dân) là dự án phim đầu tiên của Lê Bình với vai diễn ông chủ tiệm thuốc Bắc.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 3

Tuy nhiên, nghệ sĩ Lê Bình ghi dấu ấn trong lòng khán giả phim truyền hình nhiều nhất với hình ảnh anh Tư Tại - người nông dân miền Nam hiền lành, chất phác trong phim "Đất phương Nam", 1997.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 4

Đến năm 2008, tên tuổi nghệ sĩ Lê Bình mới một lần nữa trở lại rộng rãi với khán giả màn ảnh Việt khi ông vào vai ông bố hiền lành, tốt bụng của Huyền Diệu trong phim "Cô gái xấu xí".

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 5

Hóa thân vào nhân vật Năm Na trong tác phẩm "Vịt kêu đồng" (2009), Lê Bình một lần nữa khắc họa thành công hình ảnh người nông dân tảo tần, khắc khổ. Vai diễn này đã giúp ông giành được giải thưởng ''Nam diễn viên phụ được yêu thích nhất'' tại HTV Awards 2011.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 6

Năm 2014, Lê Bình đảm nhận vai Tín trong ''Đam mê nghiệt ngã'', ông vào vai một ông già lớn tuổi trong một gia đình nhiều thế hệ, vai diễn của ông phải ngồi xe lăn. Tuy hằng ngày đối mặt với những thù hằn và độc đoán nhưng ông vẫn không bị ảnh hưởng mà luôn tìm cách hóa giải những mâu thuẫn ngầm trong gia đình.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 7

Năm 2015, Lê Bình khiến khán giả ngỡ ngàng khi vào vai ông bố trong "Sức nặng tình thâm". Bộ phim khiến nhiều khán giả bất ngờ vì nhân vật có quá nhiều nét tương đồng với Lê Bình ngoài đời thật, từ cuộc sống cơ cực, mất vợ, các con ly tán đến những nỗi bất hạnh liên tiếp trong cuộc đời.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 8

Năm 2017, nghệ sĩ Lê Bình lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả trong phim điện ảnh “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa”. Vai diễn ông Phát được đánh giá là một trong những vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp của nghệ sĩ Lê Bình. 

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 9

Năm 2018, nghệ sĩ Lê Bình trở lại với khán giả qua bộ phim truyền hình "Mỹ nhân Sài Thành". Đây là một trong những bộ phim hiếm hoi mà Lê Bình đảm nhiệm vai phản diện. Trong phim, ông vào vai diễn Lý Tắc - một phú ông giàu có, quyền thế và thủ đoạn khét tiếng nơi phố thị. Mặc dù đã có vợ con đề huề, Lý Tắc vẫn không ngại cặp kè cùng mỹ nữ.

nhung vai dien de doi cua nghe si le binh hinh 10

Gần đây, ông còn góp mặt trong sitcom ''Gia đình vui nhộn''. Trong phim, ông hóa thân thành ông Tám, một người thông thái và hiểu chuyện nhưng cũng khá bí ẩn với gương mặt không bao giờ xuất hiện hoàn toàn.../.

Nghệ sĩ Lê Bình qua đời sau hơn 1 năm chống chọi với ung thư

Nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện 175 (TP.HCM) vào lúc 7h19 ngày 1/5 sau hơn một năm điều trị ung thư phổi. Ông hưởng thọ 66 tuổi.

nghe si le binh qua doi sau hon 1 nam chong choi voi ung thu hinh 1
Nghệ sĩ Lê Bình vẫn luôn lạc quan trong suốt thời gian chống chọi với bệnh tật

Nghệ sĩ Lê Bình phát hiện bệnh ung thư phổi vào đầu năm 2018 nhưng giấu kín bạn bè, đồng nghiệp và khán giả. Sau một năm điều trị, sức khỏe ông chuyển biến xấu do khối u di căn vào tủy. Hồi đầu tháng 3/2019 nửa thân dưới của nam nghệ sĩ đã bị liệt.

Từ ngày 27/4, tình hình sức khỏe của ông ngày càng chuyển biến xấu buộc phải đưa vào phòng hồi sức tích cực, phải có sự hỗ trợ của máy thở và mỗi lần chỉ được một người vào thăm. 

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Nghệ sĩ Lê Bình tên thật là Lê Thanh Sơn, sinh năm 1953. Ông là một trong những nghệ sĩ kỳ cựu của sân khấu và màn ảnh miền Nam. Dù chưa từng đóng vai chính nhưng những vai phụ của Lê Bình luôn được đánh giá cao. Trong hơn 30 năm gắn bó với nghề, Lê Bình đã có hơn 200 vai diễn gắn liền với các bộ phim nổi tiếng như: Mùa len trâu, Đất phương Nam, Cô gái xấu xí, Có căn nhà nằm nghe nắng mưa...

Lê Bình từng chiến thắng đề cử Nam diễn viên phụ được yêu thích nhất HTV Awards 2010 cho vai ông Bảy trong Vùng đất không yên tĩnh. Năm 2011, ông tiếp tục chiến thắng đề cử này cho vai Năm Na trong Vịt kêu đồng. Ngoài ra, ông còn được nhận nhiều huy chương tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp lẫn quần chúng./.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Hoàng Oanh: “Tôi thấy trưởng thành hơn khi yêu bạn trai ngoại quốc“

Sau vai diễn Dung đại ca đầy ấn tượng trong Tháng năm rực rỡ, Hoàng Oanh tiếp tục có cơ hội hợp tác với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trong Ước hẹn mùa thu. Lần này, nữ diễn viên sẽ vào vai một cô gái nữ tính nhưng ở 2 giai đoạn, khi 17 và 32 tuổi, có mối tình tay ba với 2 chàng trai. Chia sẻ với VTC News, Hoàng Oanh thoải mái kể về vai diễn mới cũng như chuyện tình cảm của mình.

Gặp khó khăn khi diễn cùng Quốc Anh

- Hoàng Oanh chuẩn bị gì cho vai diễn lần này?

Tôi chuẩn bị khá nhiều thứ. Với Nhan Phúc Vinh, tôi đã đóng phim với anh ấy rồi nhưng Quốc Anh thì chưa. Cậu ấy nhỏ hơn tôi 8 tuổi nhưng cả hai lại đóng vai yêu nhau, nên tôi phải tập trước với Quốc Anh nhiều lần để có thể hiểu nhau dễ hơn.

Thứ 2, tôi chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác được 2 người đàn ông có tình cảm và ra sức giành giật. Vì vậy, lúc hóa thân vào vai diễn, tôi khá phân vân không biết thể hiện sao cho đúng nên phải tập kịch bản, trao đổi với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng để tìm ra hướng đi tốt nhất.

Nếu diễn không khéo, nhân vật này sẽ bị khán giả ghét vì không có sự rõ ràng khi đối xử với 2 người đàn ông. Bên cạnh đó, tôi phải lục lại những kỷ niệm thanh xuân hay hồi tưởng lại tâm hồn trẻ thơ của mình để thể hiện tốt nhất 2 giai đoạn của nhân vật – khi 17 tuổi và khi 32 tuổi.

hoang oanh toi thay truong thanh hon khi yeu ban trai ngoai quoc hinh 1
Vai diễn mới của Hoàng Oanh

- Trong phim, bạn có cảnh thân mật với Quốc Anh không và gặp khó khăn ra sao khi thể hiện những cảnh đó?

Chúng tôi có vài cảnh thân mật, cụ thể là 2 nụ hôn (cười). Quốc Anh nhỏ hơn tôi 8 tuổi, giống em trai tôi ở nhà nên mỗi lần thực hiện cảnh hôn, chúng tôi gặp đôi chút khó khăn.

Mặc dù tôi và Quốc Anh nói chuyện hợp nhau nhưng là kiểu chị em, nên phải dành thời gian nhất định tập kịch bản với chị Kathy Uyên, từ những thứ rất nhỏ như nắm tay, nhìn vào mắt nhau ra sao, ôm nhau…

Tôi còn nhớ lúc quay cảnh hôn đầu tiên, tôi không dám hôn. Cả hai cứ nhìn nhau rồi phá ra cười nhưng phải cố gắng. Có một phân đoạn ở bệnh viện, có hơi nhạy cảm một chút là tôi cởi nút áo của Quốc Anh rồi hôn say đắm.

Lẽ ra, đây là một phân đoạn táo bạo nhưng khi quay, ê kíp xung quanh đều cười mỗi khi tới đoạn cởi áo nên rất khó khăn để quay. May mắn là cuối cùng, chúng tôi vẫn làm được.

- Quốc Anh không được đánh giá cao về khả năng diễn xuất sau vai diễn trong phim Tết. Bạn có sợ sẽ bị nhịp diễn của cậu ấy làm chững lại?

Không, bởi tôi thấy ở Quốc Anh sự duyên dáng, tự nhiên. Bạn ấy chưa có kinh nghiệm diễn xuất nhiều nhưng có sự đột phá. Có nhiều thứ, Quốc Anh diễn không theo lối mòn mà sẽ có cách thể hiện lạ hơn, có lẽ đây là điều thú vị của một diễn viên trẻ.

Anh Dũng hay so sánh tôi và Quốc Anh, một người là con ngoan trò giỏi còn người kia là học sinh cá biệt. Nhưng học sinh cá biệt đôi khi lại làm được những chuyện rất xuất sắc. Quốc Anh chỉ cần tập trung, cộng thêm sự hướng dẫn của đạo diễn là có thể làm tốt.

Theo tôi, khán giả hoàn toàn có thể kỳ vọng ở Quốc Anh về vai diễn này bởi cậu ấy có cái duyên sẵn, diễn tốt những cảnh hài hước và tình cảm.

- Thời gian gần đây, Hoàng Oanh thường xuyên đi du lịch. Bạn đã có những trải nghiệm gì?

Trải nghiệm lớn nhất là ngày càng không giới hạn bản thân. Trước đây, nhiều người bảo Hoàng Oanh an toàn quá và tôi đã cố gắng nhiều lần để thay đổi, giúp bản thân trở nên mới mẻ và đa dạng hơn. Qua những chuyến đi, tôi học được nhiều điều từ vùng đất mới, có những suy nghĩ mới và thấy mình trưởng thành hơn.

Ví dụ, trước khi đóng Tháng năm rực rỡ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ cắt đi mái tóc dài đã nuôi 20 năm. Nhưng tôi cũng cắt và cảm thấy thích hình ảnh mới của mình bởi nó năng động và cá tính hơn.

Đến bây giờ, trong việc lựa chọn người yêu cũng vậy. Ngày xưa, tôi thích kiểu đàn ông hiền lành, nghệ sĩ một chút nhưng bây giờ tôi lại thích kiểu đàn ông trưởng thành, thông minh nhiều hơn… Cách sống và suy nghĩ của tôi đã khác đi, và có lẽ khán giả cũng nhìn thấy điều đó.

Trưởng thành hơn khi yêu người mới

- Hoàng Oanh vừa công khai bạn trai mới cách đây không lâu. Bạn có “rút kinh nghiệm” từ chuyện tình cũ cho cuộc tình mới này không?

Nếu nói rút kinh nghiệm cũng không chính xác lắm bởi đây là tình yêu chứ không phải bài kiểm tra hay một công việc nào đó để rút kinh nghiệm. Quan trọng là sau mỗi cuộc tình, mình có thể hiểu bản thân nhiều hơn một chút để tìm người chia sẻ với mình những giá trị tương đồng, giúp tránh được những tổn thương khi yêu.

Hiện tại, tôi thấy mình đã thay đổi một chút trong cách yêu. Có phải con gái yêu hay phụ thuộc vào người yêu không, hay phụ thuộc vào cảm xúc của người yêu? Ví dụ như người ta chăm sóc, yêu thương mình, ở gần mình mình sẽ vui, người ta xa cách nhiều mình sẽ buồn chẳng hạn.

Nhưng tôi bây giờ đã học được cách tự hạnh phúc một mình trước đã rồi mới hạnh phúc khi đến với người khác chứ không phải yêu nhau rồi để cảm xúc phụ thuộc vào người kia, áp đặt điều mình muốn lên đối phương. Trước khi yêu mình, họ là như vậy thì tại sao khi yêu mình, họ phải thay đổi?

Vì vậy, tôi bây giờ không yêu theo kiểu 2 người phụ thuộc cảm xúc của đối phương mà là tự bản thân mỗi người phải hạnh phúc trước đã. Khi đó, chúng ta đến với nhau sẽ vui vẻ hơn.

hoang oanh toi thay truong thanh hon khi yeu ban trai ngoai quoc hinh 2

- Lý do gì Hoàng Oanh chọn người yêu hiện tại của mình giữa những người khác?

Bạn trai hiện tại chinh phục được tôi vì anh ấy có trái tim rất nhân hậu. Ví dụ, một người con trai khi theo đuổi con gái sẽ chăm sóc, quan tâm đối phương rất nhiệt tình và cố gắng chinh phục. Nhưng riêng anh, anh còn yêu quý cả gia đình lẫn bạn bè tôi.

Bên cạnh đó, anh là người rất trưởng thành và biết phấn đấu trong cuộc sống riêng. Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng khi đều là con cả trong gia đình, lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng nên có thể chia sẻ với nhau nhiều điều.

- Điều gì ở bạn trai mới khiến bạn hạnh phúc nhất?

Điều khiến tôi hạnh phúc nhất là anh rất đàn ông, cái gì nói sẽ làm được và luôn hướng về gia đình. Tôi nghĩ mình đã trải qua nhiều sóng gió rồi nên cần một người luôn biết nghĩ cho gia đình.

- Sự nổi tiếng của Hoàng Oanh có chi phối mối quan hệ của 2 bạn?

Thật ra, nó không chi phối gì cả mà chỉ tạo nên những thắc mắc trong thời gian đầu thôi. Anh cũng không hiểu tại sao yêu nhau nhưng không được công khai. Khi đó, tôi giải thích với anh rằng tôi muốn chuyện tình cảm sẽ được giữ riêng tư, nếu chưa có hướng đi rõ ràng tôi sẽ không chia sẻ bởi nó có thể mang lại phiền phức nếu chẳng may không đi xa hơn.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

- Vậy bạn trai mới có biết chuyện tình cũ của bạn không? Thế người mới có biết về câu chuyện của người cũ không?

Anh ấy chỉ biết đôi chút thôi vì anh là người nước ngoài. Anh thuộc kiểu đàn ông văn minh, tôn trọng cuộc sống riêng của tôi.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

- Có phải vì những ồn ào trong quá khứ nên Hoàng Oanh ngại công khai?

Thật ra, tôi không lo sợ gì cả mà chỉ là rút kinh nghiệm. Thực tế, được khán giả quan tâm là một điều đáng mừng với nghệ sĩ, chuyện tình yêu là điều đẹp đẽ nên không có gì phải giấu. Thế nhưng, nếu lỡ sau này không đến được với nhau lại xảy ra những vấn đề tôi từng gặp phải, so sánh người cũ – người mới…

Ví dụ, thời điểm Huỳnh Anh có người yêu mới, nhiều người so sánh tôi với bạn gái đó. Rồi sau này, khi người ấy có gặp trục trặc gì trong cuộc sống, mọi người lại hỏi tôi về ý kiến tốt xấu. Những điều này khiến tôi cảm thấy cuộc sống của mình không được tiếp diễn hay hướng đến tương lai mà cứ bị đào sâu chuyện quá khứ, dễ khiến mình khó có được hạnh phúc.

Vì vậy, tôi nghĩ mình nên trân trọng hiện tại, không nên công khai quá nhiều. Tất nhiên, một mối tình đẹp người ta luôn hy vọng nó sẽ có những điều tốt đẹp trong tương lai, nhưng lỡ không có khán giả lại tiếc nuối, bắt đầu níu kéo.

Tôi và Huỳnh Anh không ai níu kéo cả nhưng khán giả vẫn níu kéo chúng tôi về bên nhau. Thậm chí, trên mạng xã hội, nhiều người vẫn bình luận bảo chúng tôi hãy quay về bên nhau đi, người mới không xứng… Như vậy, làm sao chúng tôi có thể sống tiếp được cuộc sống hiện tại của mình?

hoang oanh toi thay truong thanh hon khi yeu ban trai ngoai quoc hinh 3

- Bạn trai mới có ghen khi thấy Hoàng Oanh đóng cảnh thân mật với bạn diễn nam?

Không, anh ấy là người nước ngoài nên ít ghen tuông và không gia trưởng. Dù vậy, anh cũng nói đùa là “có hôn hả, hôn bao nhiêu cái” nhưng tôi giải thích đó chỉ là diễn thôi.

- Yêu một người ngoại quốc có gì thú vị?

Thật sự lúc mới yêu tôi hồi hộp lắm vì chưa bao giờ nghĩ mình sẽ yêu một người nước ngoài. Sự hồi hộp đó cũng đúng vì nó mang đến cảm giác khác nhau trong văn hóa, trong suy nghĩ. Chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để hiểu tại sao người này làm như vậy.

Tuy nhiên, đây cũng là một điều thú vị bởi cả hai khác nhau, mình sẽ học được những tư tưởng mới, hiểu người ta hơn cũng như văn hóa của họ. Như tôi học từ anh được nhiều cái hay, trong đó có việc học được cách sống một mình và tự hạnh phúc.

Giá trị sống của người nước ngoài rất phong phú, họ không chỉ có công việc và tình yêu. Chúng ta dễ trầm cảm, dễ buồn, đòi hỏi hay thiếu thốn trong chuyện tình cảm cũng vì cuộc sống của mình không phong phú.

Tôi vẫn không hiểu tại sao một người nước ngoài, họ có thể làm rất nhiều thứ với quỹ thời gian 24h. Họ đi làm, đi họp, gặp đối tác, tập thể dục, dành thời gian cho người yêu, đi dã ngoại, đầu tư vào một kế hoạch mới, gặp bạn bè... nói chung cuộc sống rất phong phú.

- Phải chăng vì yêu người mới này đã giúp bạn thay đổi về tư tưởng và suy nghĩ rất nhiều?

Không phải tất cả nhưng có một chút, tôi thấy mình trưởng thành hơn nhiều khi yêu anh. Ngày xưa, tôi yêu theo kiểu phụ thuộc vào cảm xúc của người khác nhưng hiện tại, tôi suy nghĩ thoáng hơn, yêu theo kiểu văn minh và tự do hơn, không để người khác kiểm soát cuộc sống của mình hay gây ảnh hưởng cuộc sống người khác.

- Hoàng Oanh và bạn trai mới đang yêu xa?

Đúng vậy, có lẽ cũng vì thế mà tôi học được cách hạnh phúc 1 mình. Yêu xa bất an lắm bởi tình yêu nào cũng cần 2 thứ hiểu và tin, nhưng yêu xa cần nhiều hơn thế. Mình phải có lòng tin tuyệt đối vào họ, thậm chí cả khi họ bận rộn cả ngày không hỏi han hay chăm sóc mình được. Mình phải biết trong tim họ có mình để yên tâm hơn, không bị bất an.

hoang oanh toi thay truong thanh hon khi yeu ban trai ngoai quoc hinh 4
Hoàng Oanh khoe ảnh bạn trai mới trong một chuyến du lịch.

- Về lâu dài, niềm tin đó liệu có được như ban đầu không? Lỡ có đại gia đến, Hoàng Oanh có lung lay?

Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi có niềm tin rất lớn vào cuộc sống và vào con người. Dù có đổ vỡ bao nhiêu lần, như trước khi quen Huỳnh Anh tôi cũng từng bị lừa dối nhưng tôi luôn tin bởi nếu không làm vậy, tôi sẽ nghi ngờ cuộc sống và không vui vẻ gì.

Ai yêu cũng sẽ có những điều lo lắng nhưng tôi nghĩ niềm tin là một lựa chọn, vì ngay từ đầu không ai tin ai tuyệt đối 100% bao giờ, sự thấu hiểu là sự cố gắng. Chúng tôi đến với nhau lúc đầu cũng không hiểu gì về nhau nên phải dành thời gian trò chuyện với nhau nhiều hơn để hiểu người này như thế nào.

Từ chuyện hiểu nhau, mình mới bước vào cuộc sống của người ta, mới thấy thương người ta hơn, thấy thông cảm và tin tưởng họ. Tôi nghĩ để thấu hiểu một người mình phải bao dung, chịu khó tìm hiểu, cố gắng xây dựng mối quan hệ.

Ví dụ, người ấy luôn tốt và quan tâm đến mình, tất nhiên sẽ cho mình niềm tin, còn người hay bỏ bê mình đi chơi với những cô gái khác lúc đó mình sẽ lại mất niềm tin. Đó là một quá trình cả 2 người cùng phấn đấu, quan trọng người yêu tôi có nói một câu rằng anh sẽ không bao giờ bắt tôi rời xa quê hương, xa gia đình nên đừng lo lắng. Câu nói đó làm tôi rất cảm động và thấy mình được trân trọng.

- Hoàng Oanh dự định khi nào sẽ kết hôn?

Câu hỏi này làm tôi nhớ đến chị Mỹ Tâm. Hôm trước, tôi đọc một bài phỏng vấn chị và rất tâm đắc. Tôi nhớ có một ý đại loại thế này, cuộc sống đầy đủ rồi, có thêm một người đàn ông vào sẽ dư thừa. Hiện tại, tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện kết hôn, tìm hiểu nhau chắc phải 1-2 năm nữa.

Trong thời gian đó, nếu 2 người cảm thấy phù hợp và có thể chịu được những cái xấu nhất của người này, luôn tìm được niềm vui trong việc sống hạnh phúc bên nhau chắc sẽ lập gia đình.

- Lễ cưới trong mơ của Hoàng Oanh như thế nào?

Thật sự, tôi thích một đám cưới giữa thiên nhiên, ấm cúng và chỉ cần nhỏ thôi với những người bạn thân thiết của mình. Thế nhưng gia đình tôi truyền thống lắm nên vẫn phải làm một đám cưới có đầy đủ bà con, họ hàng, đối tác các thứ.

Vì vậy, tôi nghĩ chắc mình sẽ chia làm 2 vì bản thân tôi thích một đám cưới làm ở khu vườn đẹp, trên bãi biển để có sự thoải mái, gần gũi với những người bạn thân thiết.

- Cám ơn Hoàng Oanh về những chia sẻ!

Sổi nổi các chương trình nghệ thuật mừng đất nước thống nhất

* Tối 30/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” với sự tham gia của gần 100 diễn viên, ca sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật của tỉnh.

Xuyên suốt chương trình, khán giả được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, đất nước tươi đẹp; những thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đắk Lắk ngày càng phát triển.

soi noi cac chuong trinh nghe thuat mung dat nuoc thong nhat hinh 1
Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” với sự tham gia của gần 100 diễn viên, ca sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật của tỉnh.

Chương trình nhằm tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về giá trị lịch sử quý báu của ngày 30/4; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc và truyền thống cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tinh thần chiến thắng 30/4 trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay…

soi noi cac chuong trinh nghe thuat mung dat nuoc thong nhat hinh 2
 

Ông Nguyễn Khắc Đạt, người dân ở phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, thông qua các tiết mục văn nghệ, ông như nhìn thấy được một phần không khí hào hùng của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng đất nước.

 “Chương trình văn nghệ gợi lên cho chúng ta thấy không khí hào hùng, sự sẵn sàng chiến đấu quên mình hy sinh để đem lại độc lập tự do của dân tộc và thức tỉnh thế hệ trẻ hãy nhìn lại chặng đường lịch sử, nhìn lại sự hy sinh của cha ông chúng ta để chúng ta có được ngày hôm nay” - ông Đạt chia sẻ. (Nam Trang/VOV-Tây Nguyên)

soi noi cac chuong trinh nghe thuat mung dat nuoc thong nhat hinh 3
 

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

* Tại tỉnh Khánh Hòa, tối 30/4, hàng vạn khán giả trong và ngoài nước đã tham gia chương trình nghệ thuật "Trầm hương Khánh Hòa - Linh khí của trời đất" được tổ chức tại Quảng trường 2/4, thành phố Nha Trang.

Đây là hoạt động nổi bật dịp Lễ 30/4 và 1/5 và là một trong những hoạt động mở đầu của Năm du lịch quốc gia Nha Trang - Sắc màu của biển.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Chương trình nghệ thuật “Trầm hương Khánh Hoà - Linh khí của trời đất” nhằm tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống văn hoá dân tộc, kết nối hoà bình, trí tuệ sáng tạo, văn hoá tâm linh, khởi đầu năm du lịch quốc gia 2019.

Chương trình do đạo diễn Hoàng Nhật Nam dàn dựng, với sự tham gia của người đẹp Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, nghệ sỹ múa Linh Nga, các ca sỹ như Hồng Nhung, Tùng Dương, Vân Khánh, Ngọc Sơn…

Chương trình chuyển tải đến người xem câu chuyện về Trầm hương và vùng đất Khánh Hòa, yên bình, thân thiện. Ngoài các ca khúc, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đã có màn dâng trầm lên người mẹ xứ sở Ponagar. Trong không gian tháp cổ nhuốm màu sắc cổ xưa, linh thiêng, hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh và dàn mỹ nhân với trang phục áo dài truyền thống đã thực hiện nghi lễ dâng trầm. Một lư hương lớn sẽ được đặt trên sân khấu, màn hình led là tượng của nữ thần Ponagar. Hệ thống ánh sáng thắp sáng tháp trầm hương trên sân khấu tạo nên một khung cảnh lung linh. Đặc biệt 100 cô gái đốt trầm thật ngoài sân khấu trong lễ dâng trầm tạo ra màn khói trầm huyền ảo và hương thơm lan tỏa để người xem trên Quảng trường 2/4 có thể cảm nhận trực tiếp.

“Tôi thấy chương trình này tổ chức rất quy mô, hoành tráng từ trước tới nay. Lượng khách không những ở địa phương mà khách quốc tế. Sự kiện được tổ chức ở sân khấu đẹp, lộng lẫy. Tôi chưa nghe nhưng hôm nay vào thấy chương trình giới thiệu về cây trầm hương quý hiếm của vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa này rất giá trị- ông Nguyễn Văn Ngọc, Du khách đến từ Hà Nội cho biết./. (Thái Bình/VOV-Miền Trung)

Họa sĩ Cao Trọng Thiềm: Vẽ như là sống

Họa sĩ Cao Trọng Thiềm sinh năm 1942, quê ở xã Thanh Phong, Thanh Liêm, Hà Nam. Năm 1963, ông tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, sau đó được phân công về làm phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra ác liệt. Ông đi khắp các tỉnh thành, lấy tư liệu viết tin, ảnh, bài và chính thực tế làm báo ấy cho ông nhiều trải nghiệm, cảm xúc cho các sang tác hội họa.

hoa si cao trong thiem: ve nhu la song hinh 1
Họa sĩ Cao Trọng Thiềm.

Họa sĩ Cao Trọng Thiềm sáng tác bức tranh khắc gỗ màu “Qua phà đêm” ở nơi sơ tán, giữa lúc cuộc chiến tranh ác liệt. Đó là hình tượng đẹp về những chuyến phà chở đoàn quân ra trận thật hào hùng và lãng mạn. Tranh có bối cảnh ước lệ với lối tạo hình khỏe, cô đọng, những mảng màu lớn, giản dị, không sử dụng nét lớn như tranh gỗ truyền thống mà họa sĩ sử dụng nét mảnh, tinh tế tạo độ đậm nhạt cho hình tượng.

“Đây là dấu ấn của bến phà Lạc Quần. Bức tranh này khi được giới thiệu trên báo chí thì các bạn tôi, những người đang chiến đấu ở Trường Sơn thấy nó ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội thì mới biết tôi còn sống. Từ khi xuất hiện nó được giới thiệu trong nước và nước ngoài mạnh mẽ”, họa sĩ Cao Trọng Thiềm chia sẻ.

Nghệ thuật của ông nổi trội ở mảng tranh khắc. Các tác phẩm của ông như Cầu phao, Vào ca, Bộ đội vào bản đã khẳng định bản sắc dấu ấn rõ nét của ông. Theo hoa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam, đề tài trong tranh của họa sĩ Cao Trọng Thiềm rất phong phú, ông chú trọng vào việc diễn tả khối, cách vờn khối kiểu tranh Hàng Trống song vẫn mang hơi hướng của tranh khắc gỗ hiện đại: “ Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, tôi đã rất nhớ bức Qua phà đêm, một bức rất đẹp và rất riêng trong khi nghệ thuật đồ họa lúc ấy vẫn theo hơi hướng học tập tranh Đông Hồ…”.

Không những vậy, hội họa của Cao Trọng Thiềm còn sáng tác về những khoảng lặng mộng mơ như vùng sơn cước, hay những vùng biển êm ru, những con kênh, rừng đước xanh mướt, những thiếu nữ cao nguyên, thiếu nữ Kinh Bắc duyên dáng. Các sáng tác của ông có sự dịch chuyển về cách nhìn, ngôn ngữ tạo hình và bút pháp thể hiện. Với tranh lụa, là sự tiết giảm sự no căng về bề mặt, tạo nhiều tầng lớp thẳm sâu. Điểm mạnh trong tranh lụa của ông là sự kết hợp giữa kỹ thuật, tạo sự trong trẻo của chất liệu lụa với tinh thần thanh thản, tĩnh tâm còn tranh sơn mài lại có sự chuyển biến so với nhiều năm trước.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

hoa si cao trong thiem: ve nhu la song hinh 2
Bức "Bộ đội về làng".

“Tranh sơn mài với nhiều đề tài hành quân, biển, biên giới, đặc biệt anh hay dùng màu xanh lá cây, xanh lam, bên cạnh màu truyền thống như đỏ, vỏ trứng, bạc.. Anh làm rất kỹ và bàn bản, đó là cách tôi rất nhớ về tác phẩm của anh Thiềm”, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội mỹ thuật Việt Nam cho biết.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Năm 2013, họa sỹ Cao Trọng Thiềm thôi làm công tác quản lý tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Có thời gian, ông dành trọn thời gian cho hội họa. Quan niệm đổi mới trong sáng tác nhưng không làm mất đi cái tôi cá nhân thể hiện trong Pha đin, mùa hoa nở, từ Hoàng Sa đến Trường Sa. Khi về nghỉ hưu, có nhiều thời gian chiêm nghiệm cuộc sống, các sáng tác của ông đề cập đến đời thường, cảnh vật, chuyển biến trong xã hội hiện nay.

Ông tâm niệm, hội họa là lẽ sống của đời ông và ông vẽ như là sống: “Mình đã theo đuổi nghệ thuật đam mê tạo hình từ khi mới lớn lên, do hoàn cảnh xã hội phải chuyển đổi để làm các công việc thích ứng. Nhưng trong mình, mình vẫn thôi thúc trở về với niềm yêu thích Nếu cầm bút được, mắt nhìn được thì vẫn thể hiện trên các chất liệu mình đã từng làm”.

Nói như họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, tận tụy với bất cứ công việc mình gánh vác và hết long với bất cứ ai, như một duyên nợ và phẩm cách bẩm sinh, nghệ thuật của họa sĩ Cao Trọng Thiềm tự có con đường, có mối duyên riêng, thật khiêm nhường về khắc gỗ, lụa và sơn mài truyền thống của người Việt./.

“Dế Mèn phiêu lưu ký” – cuộc phiêu lưu không có biên giới

“Dế Mèn phiêu lưu ký” từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài, bằng sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế đã vẽ nên một thế giới côn trùng sinh động và phức tạp chẳng kém gì thế giới loài người. Những đặc điểm thú vị và thói quen sinh hoạt đặc trưng của các loài Dế, Xén tóc, Cóc, Châu Chấu, Kiến… hấp dẫn các độc giả nhỏ tuổi, lứa tuổi thích khám phá tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Dế Mèn” đã đi được hành trình gần 80 năm kể từ năm 1941, khi cuốn truyện với cái tên ban đầu “Con Dế Mèn” khoảng 40 trang bản thảo được nhà văn Tô Hoài viết cho tủ sách Truyền Bá của NXB Tân Dân. Khởi đầu hành trình chui khỏi cái hang chật hẹp, bỏ lại sau lưng sự nhút nhát, e sợ, bằng lòng dũng cảm và tinh thần tự lập, Dế Mèn cùng những người bạn như Dế Trũi dấn thân chinh phục ước mơ "muôn loài kết làm anh em", xây dựng một thế giới đại đồng.

"de men phieu luu ky" – cuoc phieu luu khong co bien gioi hinh 1

Với hàng chục lần xuất bản, tái bản cùng hàng triệu bản sách được phát hành, “Dế Mèn phiêu lưu ký” chứng tỏ một sức sống trường cửu trong lòng bạn đọc. Trải qua thời gian, cuộc du ngoạn của chú Dế Mèn được mở ra rộng lớn hơn. Áng văn giản dị, hài hước đầy ý nhị,  ẩn chứa nhiều bài học sâu xa của “Dế Mèn phiêu lưu ký” được dịch sang các thứ tiếng khác nhau như Nga, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản...  để đến được với tuổi thơ của bạn đọc thế giới.

Mới đây nhất, sau khi xuất bản, phát hành tại Trung Quốc vào tháng 1/2018, "Dế Mèn phiêu lưu ký" nhanh chóng chinh phục độc giả nước này. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn quen thuộc của tuổi thơ, thích chí và ao ước được phiêu lưu, khám phá giống như “Dế Mèn”.

Chỉ sau một thời gian ngắn phát hành, giờ đây, cuốn sách đang chuẩn bị in lần thứ ba và được đánh giá là một trong số không nhiều những tác phẩm văn học thiếu nhi "xuất sắc" mà họ được đọc trong vài năm trở lại đây. Có người gọi đây là cuốn sách về khoa học côn trùng, gợi trí tò mò của những đứa trẻ thích khám phá thiên nhiên. Có người lại cho rằng câu chuyện giống như một tác phẩm điện ảnh lớn, không chỉ phản ánh những phẩm chất tốt đẹp của con người, mà còn mang hơi hướng của chủ nghĩa anh hùng. Cũng có bạn đọc nhận xét, tác phẩm đáng để mỗi người đọc thật kỹ để thẩm thấu, để suy ngẫm, bởi nó đem lại cho họ niềm vui sống và những gợi mở về nhân sinh. Thậm chí họ còn nói rằng, sẽ là may mắn cho ai đó đọc được cuốn sách này dù họ là người lớn hay trẻ em. Tác phẩm cũng nhận được số lượt bình chọn tốt trên mạng với tỉ lệ tuyệt đối.

"de men phieu luu ky" – cuoc phieu luu khong co bien gioi hinh 2
"Dế Mèn phiêu lưu ký" chinh phục độc giả Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, khi thị trường sách thiếu nhi ngày càng trở nên sôi động thì “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn học nước nhà. Tác phẩm đã trở thành điểm son ngời sáng trong hoạt động xuất bản sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Hành trình của chú “Dế Mèn” trở nên gần gũi hơn với độc giả nhỏ tuổi qua những cuốn sách tranh, artbook được xuất bản thường xuyên. Với số lượng tái bản, phát hành mỗi lần lên đến 10.000 bản, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, luôn là đầu sách bán chạy của nhà xuất bản trong nhiều năm.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Lý giải về sự quyến rũ mê hoặc mà những nhân vật đồng thoại của Tô Hoài, chị Nguyễn Thanh Hương - Biên tập viên Ban truyện tranh, mảng sách tranh của NXB Kim Đồng, người 10 năm gắn bó, say mê và không ngừng sáng tạo, đưa “Dế Mèn phiêu lưu ký” sinh động hơn trên từng trang vẽ chia sẻ: “Với trẻ em nói chung, thể loại truyện phiêu lưu bao giờ cũng hấp dẫn. Hơn nữa, trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” có không khí của tự nhiên Việt Nam, có những tính cách rất trẻ thơ, đi vào lòng bạn đọc nhiều thế hệ, từ cha mẹ, ông bà... Tuy rằng hiện nay, các em khó có điều kiện tiếp xúc với những loài vật như dế, bọ ngựa, châu chấu,… nhưng điều đó không có nghĩa là phải biết thì mới yêu thích. Trong văn học thế giới cũng vậy, có nhiều con vật chỉ có trong tưởng tượng thôi nhưng lại rất gần gũi. Mỗi em nhỏ sẽ có một cách tiếp nhận khác nhau, nhưng điều chưa bao giờ cũ chính là tính nhân văn, những bài học sâu sắc mà tác phẩm mang lại”.  

"de men phieu luu ky" – cuoc phieu luu khong co bien gioi hinh 3
Một bức tranh trong artbook về Dế Mèn của họa sĩ Tạ Huy Long.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Thế giới nhiệm màu của “Dế Mèn phiêu lưu ký” dường như không còn bó hẹp trên những trang sách quen thuộc mà bằng sáng tạo mỹ thuật, đồ họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh,…các nghệ sĩ còn tạo ra một không gian biến ảo sống động, đầy sức hút theo hành trình "giang hồ phóng khoáng" của Dế Mèn. Là một trong những người tâm huyết với “Dế Mèn”, các hoạ sĩ Trương Qua, Ngô Mạnh Lân, Tạ Huy Long,… đã chạm đến trái tim mỗi độc giả yêu mến “Dế Mèn” khi tái hiện hình ảnh của sinh vật nhỏ bé này.

“Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả một thế giới vùng quê rất yên ả thanh bình với những trò chơi trẻ con. Qua cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn, người đọc có dịp khám phá nhiều điều và cũng học được nhiều điều tốt. Tôi mãi yêu chú Dế Mèn”, độc giả Nguyễn Thu Thủy (24 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Độc giả Nguyễn Quốc Anh (31 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về “Dế Mèn phiêu lưu ký: “Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là cách cư xử với mọi người, với bạn bè sao cho trách nhiệm. Từ đó, tác phẩm hướng đến tư tưởng đoàn kết, chia sẻ và say mê lao động. “Dế mèn phiêu lưu ký” đã theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ và đến bây giờ, khi đã trưởng thành, đó vẫn là cuốn sách tôi yêu thích”.

Gần 80 năm cho một chuyến hành trình, “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn luôn khát khao tìm đến những chân trời mới lạ với gần 40 đất nước, 40 thứ tiếng và nền văn hóa khác nhau. Nhiều thế hệ thiếu nhi đã đón đọc, mến mộ chú dế mèn dũng cảm, biết chia sẻ, biết yêu thương. “Dế Mèn” đi muôn nơi, tiếp tục những chặng đường phiêu lưu đến với những xứ sở văn học của các quốc gia khác mang theo những thông điệp về hòa bình, ý tưởng nhân văn cao cả./.

Ai về làng Chảy - Ước Lễ…

Mỗi làng quê Bắc Bộ bình dị, phía sau cổng làng, đều cất giữ trong đó biết bao chuyện hưng suy, vui buồn, theo năm tháng có chuyện mai một, có chuyện thì còn mãi với thời gian… Đến với làng Ước Lễ, tên nôm là làng Chảy, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chúng ta như bước vào một cuốn tiểu thuyết mà quá khứ hiện hữu, sống động với hiện tại.

Làng cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa luôn được bao bọc bởi lũy tre ken dày, ấp ủ sau mỗi lũy tre yên bình đó là cộng đồng dân cư gắn bó bao đời, là  cây đa, bến nước, sân đình, là chùa chiền, miếu mạo vừa thâm nghiêm, vừa gần gũi.

Với tính chất tự trị, tự quản, mỗi làng có địa vực riêng,  dân làng có giọng nói riêng, có phong tục tập quán riêng, có hương ước như cuốn “luật làng”, có hệ thống chức dịch do chính dân làng bầu ra, có đội ngũ tuần phiên canh gác, để chống trộm cướp, bảo vệ an ninh trật tự trong làng, ngoài đồng… nên có người cho rằng mỗi làng xã xưa như “một nước cộng hòa thu nhỏ”. 

Với đặc điểm đó, cổng làng có vị trí quan trọng đặc biệt. Trước hết, đó là nơi kiểm soát người ra vào làng, là nơi được đóng chặt vào ban đêm và có tuần phiên canh canh giữ. Cổng làng cũng là bộ mặt của làng. Nhìn cổng làng người ta có thể biết làng to hay nhỏ, làng giàu hay làng nghèo, nhiều người học hành đỗ đạt hay không.

ai ve lang chay - uoc le… hinh 1
Cổng làng Ước Lễ.

Do biến thiên của lịch sử, từ giữa thế kỷ XX, cơ cấu tổ chức, quản trị làng xã đã thay đổi, làng xã không còn khép kín như xưa, cổng làng mất đi chức năng bảo vệ. Vì thế mà cổng làng lần lượt biến mất, đến khi những người làm văn hóa “sực tỉnh” thì cổng làng xưa chỉ còn lại một phần nhỏ, mà những cổng làng được bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn, không bị làm biến dạng, không bị các công trình mới chen lấn chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Cổng làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một trong những công trình “đếm trên đầu ngón tay” đó.

Ước Lễ là một trong bốn làng của xã Tân Ước, ở phía Nam huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam Thượng xưa, nay thuộc Hà Nội. Bốn thôn của Tân Ước là Ước Lễ, Phúc Thụy, Tri Lễ, Quế Sơn, trong đó Phúc Thụy vốn là hai làng cổ Phúc Lâm và Minh Thụy hợp thành. Ba làng Ước Lễ, Phúc Lâm và Minh Thụy đều có tên Nôm là làng Chảy, trong quần thể “Bảy làng La, ba làng Chảy” của Thanh Oai nằm bên theo bờ sông Nhuệ, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.

Như một cổng thành xinh xắn nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi, bề thế, thấp thoáng bóng dáng của Đông Hà môn -  cửa Ô Quan Chưởng ở  Hà Nội, cổng làng Ước Lễ cũng xây bằng gạch chỉ không trát, phía trên có vọng lâu. Cổng cao chừng 6 m, ngang rộng gấp đôi chiều cao. Dân làng nói rằng cổng được làm từ thời Mạc, nhưng có lẽ đây là công trình của thế kỷ XIX.

ai ve lang chay - uoc le… hinh 2

Cổng có vòm tròn, cao 2,2 m, chiều rộng 1,5m. Phía trên trán cổng là ba chữ Hán đại tự rất đẹp “Ước Lễ môn” nghĩa là Cổng (làng) Ước Lễ. Đây là chữ lấy từ lời của Khổng Tử trong Luận ngữ: “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ” nghĩa là: Người quân tử phải học hành để mở mang kiến thức, sau đó phải nương theo lễ giáo, tuân thủ pháp luật… mà kiềm chế, giữ gìn tư cách, như vậy mới không trái đạo lý.

Tên làng không biết có tự bao giờ nhưng rõ ràng là mang một ý nghĩa rất sâu sắc, như lời căn dặn, nhắc nhở của người dân Ước Lễ truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cổng gắn liền với chiếc cầu cong dài chừng 10 m, rộng hơn 2m bắc qua một hào nước, khiến cổng làng Ước Lễ càng mang dáng vẻ cổng thành hơn các cổng làng khác. Có thể nói cổng làng Ước Lễ với lũy cao, hào sâu là hình ảnh thu nhỏ của các cổng Kinh thành Huế như Cửa Thể Nhân (cửa Ngăn), Chánh Bắc môn (cửa Hậu), Chánh Đông Môn  (cửa Đông Ba)…

Điểm làm tăng thêm giá trị, tăng thêm hàm lượng văn hóa cho cổng làng Ước Lễ chính là đôi câu đối rất độc đáo, cả hai vế đều vừa Nôm vừa Hán:

Thâm nghiêm kín cổng cao tường, thương cổ nguyện tàng kỳ thị

Xôn xao trước thầy sau tớ, mã xa phục quá thử kiều

Vế đầu các cụ viết “Thâm nghiêm kín cổng cao tường” là một câu lảy Kiều, rất  phù hợp và thật dễ hiểu đối với cổng làng, nhưng phần chữ Hán “Thương cổ nguyện tàng kỳ thị” lại mang một hàm ý sâu xa. Mấy chữ này lấy từ lời của Mạnh Tử.

ai ve lang chay - uoc le… hinh 3
Đôi câu đối tại cổng làng Ước Lễ.

Mạnh Tử cho rằng: Nhà vua mà trọng dụng người hiền tài, đưa người tuấn kiệt lên vị trí xứng đáng thì trí thức trong nước sẽ vui mừng, ai cũng muốn ra làm quan để cống hiến. Ở nơi đô thị, nhà vua chỉ thu thuế thương mại mà không thu tiền đất, tiền phố thì “thiên hạ chi thương giai duyệt, nhi nguyện tàng ư kỳ thị hỹ” – các nhà buôn sẽ vui mừng, ai cũng muốn tích chứa hàng hóa nơi phố thị của nhà  vua để buôn bán… Nói theo ngôn ngữ hôm nay thì “thương cổ nguyện tàng kỳ thị” là lời của dân làng Ước Lễ cầu chúc người ra đi buôn bán gặp môi trường kinh doanh, thuận lợi, dễ dàng; thâm nghiêm kín cổng cao tường còn có thể hiểu là môi trường ở đó an ninh, trật tự được bảo đảm.

Vế sau, “Xôn xao trước thầy sau tớ… ” cũng là câu lảy Kiều, vẽ nên bức tranh tấp nập người làng, ngựa xe qua lại, chào hỏi lao xao, nhưng như vế trước, “mã xa phục quá thử kiều” cũng mang một ẩn ý sâu sắc.

Mấy chữ này lấy từ điển Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh,  người Thành Đô đời nhà Hán. Tư Mã Tương Như rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi bỏ quê lên Trường An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như đề lên cầu mấy chữ: “Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều” nghĩa là: Không ngồi xe tứ mã sẽ không trở lại cây cầu này nữa. Đây là lời thề, lời hứa quyết tâm lập nên công danh, sự nghiệp, nếu không thành đạt sẽ không trở về quê. Quả nhiên về sau Tư Mã Tương Như gặp quan vận hanh thông, được làm quan cao, chức trọng. Ông còn nổi tiếng với mối tình đẹp với Trác Văn Quân có khúc hát Phượng cầu hoàng nổi tiếng. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng nhắc đến khúc hát này: “Khúc đâu Tư Mã phượng cầu/ Nghe ra như oán, như sầu phải chăng”. Và "Bích Câu kỳ ngộ" có câu: “Cầu hoàng tay lựa nên vần/ Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào”. Hay Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu: “Như chuyện Tương Như và Trác Thị/ Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng/ Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng/ Tôi với em Nhi kết vợ chồng!”. Trong điển cố này, sau năm năm đi xa Tương Như đã dùng “cao xa tứ mã”, đích thân về Thành Đô nghênh đón Trác Văn Quân nhập kinh đô Tràng An.

Trở lại đôi câu đối cổng làng Ước Lễ, ta thấy tác giả chắc hẳn là nhà nho phong lưu, tài tử và cao thủ về chữ nghĩa. Các cụ đã gửi gắm theo đó niềm mong ước, lời cầu chúc và niềm tin tưởng người làng ra đi kinh doanh sẽ may mắn, thuận lợi; người theo con đường công danh cũng thành đạt để rồi trở về cây cầu làng thân thương này. Bao nhiều năm qua cổng làng vẫn đứng đó, tiễn người ra đi và ngóng trông, hy vọng những người đi xa sẽ trở về. Đôi câu đối vừa thực tế vừa bay bổng, vừa giản dị vừa thể hiện khát vọng cao sang của một làng quê nhỏ bé, khiêm nhường.

Hai câu đối lảy Kiều này gợi lại phong trào tập Kiều, lảy Kiều một thời rất sôi nổi ở đầu Thế kỷ XX, đôi câu đối này làm vào thời kỳ đó chăng?!

Một ấn tượng không thể không ca ngợi, đó là chữ đại tự “Ước Lễ môn” và đôi câu đối, dù mới được tu sửa nhưng chữ rất đẹp, rất cổ kính, ngoạn mục, người bảo tồn đã giữ được cái “thần” của nét bút xưa, dù ngày nay thợ biết chữ Hán rất hiếm hoi… Đây là điều nhiều di tích khác, dù đồ sộ hơn, cũng không làm được.

ai ve lang chay - uoc le… hinh 4

Phía trên vọng lâu có biển “Mỹ tục khả phong”  nghĩa là Tục đẹp thói hay/ Phong tục tốt đẹp, do nhà vua ban cho làng  Ước Lễ vào năm Tự Đức thứ tư (1851).  Các cụ trong làng cho hay Ước Lễ vinh dự được ban khen biển ngạch này là do làng có Quỹ Nghĩa thương rất lớn. Theo quy định bấy giờ, Quỹ trên 1500 quan tiền mới được ban khen. Quỹ này được lập để cứu trợ những gia đình khó khăn, những người dân không may ốm đau bệnh tật, gặp địch họa thiên tai hay mùa màng thất bát. Quỹ tồn tại đến sau năm 1945, trong trận đói năm Ất Dậu, qũy đã xuất ra nhiều thóc gạo để nấu cháo cứu đói người dân trong xã, trong vùng. Hà Đông xưa có nhiều xã được triều đình ban tặng biển ngạch “Mỹ tục khả phong”,  trong đó có làng Đôn Thư, quê hương Thám hoa Vũ Phạm Hàm, gần làng Ước Lễ.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Mặt trong của cổng, người từ trong làng đi ra đều thấy ba chữ đại tự “Thiểu cao đại”. Ba chữ này lấy từ chuyện Vu Công - ông họ Vu xưa làm quan chuyên về hình luật nhưng rất nhân đức. Ông không làm oan người vô tội, mà ngay cả người bị oan đã chết ông cũng minh oan cho họ. Sử sách còn kể câu chuyện một nàng dâu chăm mẹ chồng rất có hiếu, nhưng mẹ chồng bị ngộ độc qua đời, cô con dâu bị buộc tội giết mẹ chồng và xử tội chết. Nỗi oan của nàng dâu khiến trời đất cũng bất bình, dẫn đến hạn hán nhiều năm. Sau khi tra xét rõ ràng, Vu Công đã minh oan cho nàng và lập đàn tế giải oan. Lễ tế vừa xong thì trời đổ mưa tầm tã… Một hôm về quê thấy con cháu đang xây cổng, Vu Công nói: “Thiểu cao đại, linh dung tứ mã xa cái. Ngã trị ngục đa ấm đức, tử tôn tất hưng”, nghĩa là: Làm cao to lên một chút nữa, để xe tứ mã và tàn lọng có thể qua được. Ta trị ngục có nhiều âm đức, con cháu nhất định sẽ hưng vượng. Quả nhiên về sau, con của Vu Công là Vu Định Quốc làm quan đến Thừa tướng, con của Vu Định Quốc là Vu Vĩnh được Hán Tuyên Đế  gả Công chúa Lưu Thi.

Như vậy, “Thiểu cao đại” mang hàm ý rằng các thế hệ trước (của làng) đã làm nhiều việc nhân đức, nên thế hệ sau nhất định sẽ hưng vượng; đó cũng là lời nhắc nhở dân làng dù đi đâu, làm gì cũng nên sống có đạo đức, biết làm việc thiện, để lại phúc đức cho con cháu. Vì ý nghĩa vừa nhân văn, vừa sâu sắc như thế nên nhiều cổng làng cổ có đề ba chữ này. Hiện ở Hà Nội còn cổng làng Tiên Thượng ( Nghĩa Đô), cổng làng Giáp Nhất bên sông Tô Lịch có đề “Thiểu cao đại”. Có điều ở cổng làng Ước Lễ ba chữ này được phục chế kém xa chữ ở mặt trước. Hy vọng một ngày đẹp trời, dân làng Ước Lễ xin chữ thật đẹp, đúng phong cách ba chữ “Ước Lễ môn” ở mặt trước để thay thế cho mấy chữ không tương xứng hiện nay.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Qua cổng làng, dưới bóng đa cổ thụ là những kiến trúc đẹp, bên trái nhà ngôi nhà vuông vốn là điếm canh rất thanh nhã và dãy quán lợp ngói dài mấy chục mét nguyên vẹn kiến trúc xưa, đây là chợ của làng. Phía bên tay phải là đình làng Ước Lễ, phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, được giới chuyên gia đánh giá là đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội).

Ông thủ từ cao niên vui vẻ dẫn chúng tôi vào thăm đình, đình thờ Thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia làm Thành hoàng. Đình rất lớn, dày đặc hoành phi câu đối, nhiều câu đối lòng máng khảm trai, ôm lấy những cây cột đồ sộ. Chính giữa đình là bức hoành phi đề  “Trung chính anh linh”, đặc biệt là đôi câu đối đề ca ngợi Thành hoàng: “Vị vọng quá tam triều, Triệu đế sơn hà thân thượng trọng / Tinh trung tồn nhất kiếm, Hán quân qua giáp mục trung khinh” tạm dịch là: Ngồi cao nhất ba triều, sông núi Triệu vương mang trọng trách /Lòng trung dồn một kiếm, giáo gươm quân Hán mắt coi khinh.

Lý giải vì sao làng thờ một vị nhân thần từ hơn 2000 năm trước, dù đây không phải quê hương của Lữ Gia,  ông thủ từ cho biết, các cụ vẫn tương truyền rằng ngài Lữ Gia dũng cảm đánh nhau với quân Hán sang xâm lược Nam Việt. Do quân bạc nhược, nhiều nội gián nên ngài bị  quân Hán chém cụt đầu. Ngài ngồi trên lưng ngựa, ôm đầu chạy mãi đến bãi Gấu trước cổng làng Ước Lễ, gặp đám phụ nữ ngài hỏi: “Người bị chém cụt đầu có cứu được không?”. Họ đều nói: “Xưa nay người không có đầu lại có thể sống được chăng?”. Thế là ngài liền ngã ngựa mà hóa. Ngài rất linh thiêng, các đời vua đều phong tặng, ca ngợi.

Ông Vũ Minh Thi, một thành viên nhiệt tình của Hội đồng hương Ước Lễ tại Hà Nội tặng tôi mấy cuốn sách ông sưu tầm, biên soạn về làng Ước Lễ cho hay: Con ngựa của Lữ Gia lồng chạy được dân bảy làng La bắt về thay nhau nuôi dưỡng.

Đó là các làng La Cả, La Dương, La Giang, La Nội, La Khê, La Phù và La Tinh. Còn ba làng Chảy thì dân làng Phúc Lâm lượm được thủ cấp của ngài mang về táng ở thềm đình làng  Phúc ngày nay; dân làng Minh Thụy lượm được thân ngài mang về táng ở miếu Minh; dân làng Ước Lễ ra sau thấy máu ngài bèn lấy lông gà vét về vẽ bức chân dung ngài để thờ, hiện bức chân dung còn thờ trong hậu cung đình làng. Vì truyền thuyết đó mà dân làng Ước Lễ gọi dân làng Phúc Lâm là “dân anh”, tự nhận là “dân em” và khi có lễ hội, Ước Lễ rước bài vị thành hoàng sang đình Phúc Lâm để trình rồi mới quay về đình làng tế lễ.

Lắng nghe giới thiệu của ông thủ từ và thông tin từ ông Vũ Minh Thi tôi nghĩ thầm rằng chuyện tướng bị chém cụt đầu còn cưỡi ngựa chạy thật ra là một mô típ kinh điển, có trong thần tích của nhiều làng. Đó là lòng dân ngưỡng mộ mà thiêng hóa thành hoàng. Chiến trận tận Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), sao ngài có thể chạy về đến Ước Lễ mới ngã xuống… Chi tiết đó không có thật, nhưng lại nói lên sự thật khác, đó là  Thừa tướng Lữ Gia là anh hùng cái thế, đã hy sinh cho cuộc chiến chống  giặc Hán bảo vệ độc lập cho Nam Việt.

Thừa tướng Lữ Gia, người xã Thiên Phúc, huyện Yên Sơn, làm quan thời nhà Triệu.  Khi Triệu Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó. Nhà Hán nhiều lần sai sứ giả dụ Minh Vương vào triều. Minh Vương đã cáo bệnh không chịu nghe theo. Minh Vương chết, Thái tử Hưng lên thay, sau gọi là Triệu Ai Vương, Cù thị, hoàng hậu của Minh Vương được phong Thái hậu. Nhà Hán tiếp tục dụ dỗ, mua chuộc Nam Việt.

Cù Thái hậu và  Triệu Vương muốn theo nhà Hán, Lữ Gia thì kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Nam Việt. Nhà Hán đã cử Hàn Thiên Thu đem 2000 quân sang đất Việt để bắt giết Lữ Gia. Trước tình thế đó, năm 112 TCN, Lữ Gia đã diệt phe đầu hàng, giết Triệu Vương, Cù Thái hậu và sứ giả nhà Hán là Thiếu Quý, lập con trưởng của Minh Vương là Thuật Dương Hầu Kiến Đức lên làm vua Nam Việt. Lữ Gia xuất quân chống giặc, giết được Hàn Thiên Thu.

Theo Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học mới xuất bản năm 2013, nhà Hán cho 10 vạn quân dưới sự chỉ huy của Lộ Bác Đức và Dương Bộc chia làm 5 cánh quân tiến đánh Nam Việt. Cuộc chiến không cân sức khiến Nam Việt mất thành Phiên Ngung, Lữ Gia phò tá Kiến Đức chạy về phía biển… Viên Hiệu úy Nam Việt là Tô Hoàng bắt vua Kiến Đức, Quan lang Nam Việt là Đô Kê bắt được Lữ Gia đem nộp Lộ Bác Đức, các quan lại Nam Việt lần lượt quy hàng nhà Hán.

Người đời sau ca ngợi Lữ Gia: “Riêng một mình chẳng coi được ấn tín nhà Hán làm vinh hạnh, nên rõ ràng không thuận tiện cho kẻ quy phụ, thế thì há bảo là không trí được chăng? Chém Thiếu Quý diệt Thiên Thu bỏ cờ tiết nhà Hán, chiếm cứ nơi hiểm yếu, như thế há bảo rằng không dũng mãnh hay sao? Phế một vua lập một vua, con cháu chỉ biết thờ Triệu Vũ Đế, giữ gìn xã tắc nhà Triệu, sống chết vì đất nước, như thế há bảo rằng không có nghĩa được hay sao?”.

Đôi câu đối treo ở đình làng “Xã tắc sơn hà hệ trọng khinh, liệt liệt oanh oanh, tiêu ngã Nam giao độc lập xí/ Thành bại hưng suy hữu vận hội, thê thê thảng thảng, lưu đắc anh hùng vạn cổ danh” nghĩa là: Non sông xã tắc gánh nặng vai, liệt liệt oanh oanh giương ngọn cờ nước Nam độc lập/  Thành bại hưng suy do vận hội, buồn buồn thảm thảm, chí anh hùng vạn cổ lưu danh…   thật thấu đáo cuộc đời và sự nghiệp bi tráng của Thành hoàng.

Thờ Lữ Gia còn cho thấy Ước Lễ là một làng rất cổ, có lịch sử hàng ngàn năm. Quả thật, năm 1968 các nhà khoa học đã khai quật di chỉ Ước Lễ và tìm thấy chiếc trống đồng. Đây là loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Ở các xã lân cận, như xã Hữu Hòa cũng phát hiện được 72 hiện vật đá và một con dao găm bằng đồng, ở làng Bình Đà (xã Bình Minh), làng Vân Nội (xã Phú Lương) cũng  tìm thấy trống đồng… Kết quả khảo cổ đó đã minh chứng về vùng đất  Ước Lễ nói riêng, Thanh Oai nói chung  là nơi quần cư của cộng đồng người Việt cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.  Ngày 19/4/1987, khi làm công trình thủy lợi người ta lại tìm thấy trống đồng Đông Sơn ở cánh đồng Eo Cờ làng Ước Lễ.

Ước Lễ là làng quê bé nhỏ, rộng chưa đầy một cây số vuông, nhưng dày đặc di tích. Ông Vũ Minh Thi cho hay, làng có đền Trình (còn gọi là đền Chợ), đền Xóm Họ, đền Cửa Nuôi, có Văn chỉ, quán Thanh Lương, quán Tây Hộ và có đến hai ngôi chùa. Trong đó, di tích cổ kính nhất là chùa Sổ hay còn gọi là Hội Linh quán, nghe nói có từ đời Lý Trần. Dấu tích hiện còn rõ ràng nhất văn bia, gạch thời Mạc, cách ngày nay gần 500 năm và được trùng tu nhiều lần. Chùa Sổ có kiến trúc rất đẹp và độc đáo. Chùa còn nhiều viên gạch cổ, cỡ lớn khắc phù điêu long, ly, quy, phượng, trâu, ngựa… mỗi viên một kiểu, rất sinh động.  Trên tam bảo, chùa còn lưu giữ những pho tượng cổ là những tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật cao.

Người cao tuổi làng Ước Lễ còn kể rằng cuối thế kỷ XIX, có “giặc Táy” về làng. “Giặc Táy” được dân làng suy đoán là từ thực dân Pháp gọi thủ lĩnh quân khởi nghĩa Bãi Sậy. Sự suy suy đoán này có lẽ đúng vì Nguyễn Thiện Thuật thường được gọi là  Tán Thuật ( do ông có chức Tán tương quân vụ) nên từ “giặc Tán” mà quân Pháp phát âm thành “giặc Táy” cũng như Đốc Tiết vẫn nhầm là Đốc Tít.

Nghĩa quân Bãi Sậy từ Hưng Yên đã tấn công đánh chiếm các huyện thành Thanh Trì, Phú Xuyên, Thanh Oai. Có lẽ do có người Ước Lễ tham gia nghĩa quân nên khi bị đàn áp một bộ phận nghĩa quân đã rút về làng Ước Lễ. Trong một lần tập kích thắng lợi, nghĩa quân và dân làng vui vẻ ăn mừng thì quân Pháp tấn công. Được dân làng che chở, nghĩa quân rút lui an toàn. Hai ngày sau quân Pháp vào làng, dồn dân ra đình để tra hỏi và đi lục soát. Đúng lúc đó có một học trò đi học quên sách quay về lấy bị quân Pháp bắt, sau đó chém đầu để thị uy… Sau sự kiện đó, nhiều người dân làng Ước Lễ hiền hòa sợ bị liên lụy đã bỏ làng ra đi làm ăn xứ khác để tránh sự bố ráp của quân Pháp. Có lẽ vì thế mà người làng Ước Lễ có mặt ở khắp miền Tổ quốc.

Những gì mà tiền nhân gửi gắm ở cổng làng, hình như thời gian đã chứng minh những nguyện ước ấy đã thành hiện thực. Người làng Ước Lễ tỏa đi bốn phương, có mặt đông nhất là những nơi đô hội, thị thành khắp trong Nam ngoài Bắc và nhiều quốc gia trên thế giới. Họ nổi tiếng và phát đạt bằng nghề giò chả truyền thống và nghề may mặc.

Dẫu giò chả không phải là sản phẩm khó làm nhưng để giò chả thơm ngon một cách đặc biệt, giò luôn còn thơm mùi thịt, chả ngọt và có mùi quế đặc trưng như Ước Lễ thì hình như không nơi nào làm được. Về hình thức, người sành ăn dễ nhận ta giò lụa Ước Lễ vì xanh ở vỏ ngoài, hồng ở bên trong, có nhiều lỗ nhỏ. Ngoài giò lụa, chả quế, người dân Ước Lễ còn giỏi làm nem chua, chế biến các món ăn, làm các loại bánh. Người ta nói rằng, ông tổ nem chua xứ Thanh cũng chính là người của dòng họ Nguyễn Như, gốc làng Ước Lễ.

Làng Ước Lễ cho đến nay có hơn 1700 nhân khẩu, nhưng ngày thường rất vắng, đường làng sạch sẽ, nhà cửa khang trang nhưng rất tĩnh lặng, vì đa số đi làm ăn nơi khác. Ngay dãy quán chợ đầu cổng làng, hôm chúng tôi đến cũng chỉ thấy một người bán bánh, khiến khu chợ có vẻ là một di tích hơn là chỗ họp chợ thông thường. Chỉ có ngày Rằm tháng Giêng làng ăn tết lại hay những ngày hội làng thì dân làng khắp nơi mới kéo về, đường làng chen vai thích cánh, ai cũng quần áo là lượt, chào hỏi, chúc tụng râm ran. Không chỉ những người sinh ra và lớn lên ở làng trở về mà con cháu các đời sau cũng tìm về quê cha đất tổ với niềm tự hào và biết ơn.

Nhìn lạc khoản những câu đối khảm trai, đỉnh đồng cỡ lớn… ghi tên người cung tiến từ nhiều địa phương trên cả nước, đủ thấy người dân Ước Lễ đi xa làm ăn thịnh vượng và thấy tấm lòng của người xa quê tha thiết đến dường nào.

Nói đến những người đi xa hướng về quê hương, dân làng kể cho chúng tôi nghe về ông bà Đặng Văn Tiến – Nguyễn Thị Luân, sống ở Đà Lạt, sau đó định cư tại Hoa Kỳ, là những người từ năm 1985 đã về quê và ủng hộ kinh phí sửa lại đình làng sau nhiều năm hư hại. Liên tiếp những năm sau, bà Nguyễn Thị Luân đóng góp nhiều đợt cho quê hương, tổng cộng tính ra đến 200 lượng vàng. Và rất nhiều người khác từ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, từ mọi miền đất nước và ở nước ngoài đã nhiệt tình đóng góp mỗi khi làng có công trình cần tu bổ, có việc tình nghĩa phải chung tay…

Không chỉ giỏi về ẩm thực, may mặc, kinh doanh, người Ước Lễ còn thành công trên nhiều lĩnh vực khác. Những thế hệ xa xưa chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhưng đương thời người làng Ước Lễ có quyền tự hào về thế hệ hôm nay như GS Y khoa Nguyễn Như Bằng, con trai cụ Đốc học Nguyễn Như Loan; nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh – cháu ngoại của làng hay họa sĩ đa tài Nguyễn Tiến Chung, tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khóa XI năm 1941… Và còn nhiều người, hoạt động thành công trong nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật với những đóng góp thiết thực.

“Nhìn chung, người làng Ước Lễ đôn hậu, hiếu khách, đàn ông thì hào hoa, đàn bà thì tháo vát, chịu thương chịu khó” – một nhà báo trẻ người Ước Lễ đã nói như vậy, những phẩm chất ấy dường như được hun đúc từ truyền thống ngàn năm của làng quê xinh xắn này./.

Chuyện showbiz: H'Hen Niê đáp trả gay gắt khi bị chê cười “há miệng“

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 1

Tăng Thanh Hà tận hưởng kỳ nghỉ bình yên bên chồng con: Nàng ngọc nữ cùng chồng và hai con có chuyến du lịch tại một resort sang trọng ở Phú Quốc. (Ngooissao)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 2

Nhã Phương tự tin khoe bụng săn chắc: Bà xã Trường Giang sở hữu vóc dáng thon thả cùng vòng hai nhỏ xinh sau tin đồn đã sinh con được 3 tháng. (Ngooissao)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 3

Đỗ Mỹ Linh xinh đẹp tham gia “Trầm hương Khánh Hòa-Linh khí trời đất”:  Chương trình “Trầm hương Khánh Hòa-Linh khí trời đất” sẽ khởi đầu cho các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia năm 2019 “Nha Trang-Sắc màu của biển”. (VOV)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 4

Người mẫu Lê Hà hôn chồng trong ngày cưới: Lễ vu quy của Top 4 The Face 2016 diễn ra tại quê nhà ở Gia Lai, sáng 30/4. (Vnexpress)

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 5

Đạo diễn '2 Fast 2 Furious' qua đời ở tuổi 51 do đột quỵ: John Singleton, đạo diễn tài năng của "2 Fast 2 Furious" đã qua đời sau khi bị đột quỵ cách đây 12 ngày. (Zing)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 6

Bị chê giả tạo, không ưa nổi kiểu cười há miệng, H’Hen Niê đáp trả: "Còn nụ cười há miệng, đó là điệu cười xe cày lên dốc. Bạn lên Đắk Lắk rồi sẽ nghe tiếng xe cày kêu như thế nào và bạn không nuốt nổi nụ cười ấy do bạn ghét! Bạn ghét tôi rồi, tôi có làm gì bạn cũng ghét thôi nên mới vu khống tôi như vậy. Nhưng không sao, tình yêu thương tha thứ mọi sự nên sau những chia sẻ này, tôi sẽ quên hết. Mong bạn đừng bao giờ đổ lỗi cho thứ gì, cứ nhận bản thân ghét H’Hen Niê" - người đẹp nhấn mạnh. (VTC)

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 7

Hari Won khoe nhan sắc rạng rỡ, ngày càng trẻ trung ở tuổi 33: Ngoài 30 tuổi, Hari Won ngày càng trẻ trung, nhí nhảnh hơn nhờ sở hữu nhan sắc rạng rỡ. (VTC)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 8

Thương Tín: “Tôi xót xa vì có con khi túng thiếu“: Tài tử một thời chia sẻ vợ và con gái 5 tuổi là động lực để anh sống, đóng phim khi đã ngoài 60. (Vnexpress)

chuyen showbiz: h'hen nie dap tra gay gat khi bi che cuoi "ha mieng" hinh 9

David Beckham diện vest trông phong độ, điển trai ở tuổi 43: Xuất hiện trong một sự kiện quảng bá đồng hồ ở Madrid, David Beckham ngày càng phong độ, lịch lãm. (VOV)

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong