Hết Chá-Lễ hội đậm nét văn hóa tâm linh của người Thái trắng Mộc Châu ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Wednesday, March 27, 2019

Hết Chá-Lễ hội đậm nét văn hóa tâm linh của người Thái trắng Mộc Châu

Hàng năm cứ đến tháng 3 dương lịch (Tức tháng 2 âm lịch) là đồng bào Thái Trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Hết Chá. Đây là Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa tâm linh, sự đoàn kết cộng đồng của đồng bào Thái trắng Mộc Châu.

Lễ hội Hết Chá được người Thái trắng tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tổ chức để tạ ơn Thầy mo (tiếng Thái là Phì Mun) đã chữa khỏi bệnh cho người dân trong bản mường. Theo ông Vì Văn Phịnh, người lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa của Lễ hội Hết Chá tại đây cho biết: “Từ xa xưa, người Thái rất nghèo, lại sinh sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh nên không thể tìm được thuốc về chữa bệnh. Họ tìm đến thầy mo nhờ làm cúng để người bệnh có tư tưởng thoải mái, cùng với uống thuốc nam đã giúp cho họ khỏi bệnh. Những người ốm sau khi khỏi bệnh đã xin làm con nuôi thầy mo để tạ ơn công lao thầy đã chăm sóc chữa trị bệnh.

het cha-le hoi dam net van hoa tam linh cua nguoi thai trang moc chau hinh 1
Ông Phịnh tham gia thổi khèn trong lễ hội.

Lễ hội Hết Chá của người Thái Trắng Mộc Châu thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch (tức tháng hai âm lịch) hàng năm. Thời điểm tổ chức thường là những ngày cuối tháng 3. Mỗi dòng họ người Thái sẽ đứng ra tổ chức một năm và thường được tổ chức tại nhà của trưởng dòng họ. Ông Vì Văn Phịnh cho biết: “Trong bản có 4 dòng họ cúng, họ cứ thay phiên nhau làm. Như năm nay nay gia đình này làm thì sang năm không được làm nưa để gia đình khác làm. Có nhiều con nuôi nhất là họ vì. Cứ đến tháng hai là làm, những người khác về phụ tá cho người làm, tức là có ông lam là người giúp việc”.

het cha-le hoi dam net van hoa tam linh cua nguoi thai trang moc chau hinh 2
Cây nêu treo nhiều vật dụng trong đời sống của bà con.

Lễ hội Hết Chá có hai phần: Lễ và Hội. Phần Lễ phải chuẩn bị một cây nêu là một cây tre to, thẳng và được chọn ngày đẹp để lấy về.  Xung quanh cây nêu cắm những thanh gỗ và que tre nhỏ để treo các vật dụng tượng trưng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: cái quạt, chim, cá, ếch, ngựa, trâu, thuyền, tổ ong, ve sầu, hoa ban, quả còn…được làm rất công phu từ gỗ, mây, tre và các loại giấy, chỉ màu…Cùng với đó là các loại nhạc cụ như: trống, chiêng, xảng chá. Trong đó xảng chá có hai bộ (bộ to là hai cây gồm các đoạn tre to bằng nhau; bộ nhỏ gồm 8 cây tre nhỏ hơn).

het cha-le hoi dam net van hoa tam linh cua nguoi thai trang moc chau hinh 3
Xảng trá.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Những người tham gia làm Lễ gồm có một thầy cúng là người làm chính, một người thổi sáo và các ông lãm (gồm có người già, trung niên, trẻ chưa vợ). Một phần không thể thiếu trong phần lễ đó là Mâm cúng và đồ cúng.  Mâm cúng có khoảng 2-2,5 kg gạo, hai cái bát, hai đồng bạc, 5 cây nến nhỏ và hai cây nến to, hai quả trứng gà, 2 thanh kiếm cắm xuống 2 bát gạo, một số loại hoa, trong đó có hoa ban…

Bắt đầu nghi lễ, thầy cúng hát lời báo cáo với tổ tiên đã khuất về việc làm Chá của gia đình, cộng đồng bản muờng mình trong năm, mong muốn được phù hộ công việc suôn sẻ. Sau khi hát mời tổ tiên về dự, duyệt công tác chuẩn bị lễ hội và cúng trên nhà sàn xong, thầy cúng mời trưởng bản cùng bà con nhân dân cùng rước cây nêu về trước sân nhà sàn cùng tham gia phần hội trong lễ hội Hết Chá. Cùng với hát chá, phải xong một số nghi thức quan trọng khác trong nghi lễ nữa thì các con nuôi hay những người ốm đau được thầy mo chữa khỏi bệnh mới được phép dâng lễ vật, dâng hoa lên để tạ ơn.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

Sau phần Lễ là phần hội mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái, với nhiều hình ảnh được tái hiện sinh động như: một chuyến đi săn, một chuyến đi bắt cá, tập trâu cày ruộng... với số lượng người tham gia khoảng 20-30 người trở lên. Mọi người cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, tạo không khí vui tươi, phấn khởi theo những vần thơ như hình ảnh tập trâu cày ruộng: “Trâu ơi cứ đi thẳng, biết cầy nương gia chủ mới yêu, biết làm ruộng gia chủ mới quý, Không thì dắt  ra chợ bán. Nhảy xuống thửa dưới thì có hổ, nhảy lên thửa trên có rồng. Đi sai thì đau cổ, đỉ khổ thì đau vai…”

Bên cạnh đó, Lễ hội còn tái hiện lại rất nhiều trò chơi dân gian, văn hóa, văn nghệ của dân tộc đặc sắc. Tuy nhiên, điều ông Vì Văn Phịnh trăn trở là hiện nay những người hiểu, biết làm các nội dung, trong đó có cả các vật trang trí trong lễ hội không  còn nhiều. Cá nhân ông đã rất tích cực lưu giữ, bảo tồn nhưng sức lực có hạn. Vì thế ông mong địa phương cần có kế hoạch, đầu tư kinh phí truyền dạy, sửa chữa các vật dụng phục vụ cho lễ hội. Ông Vì Văn Phịnh cho biết: "Chủ yếu là kinh phí để sửa chữa những phần bị hỏng hóc, như mua chỉ, thuê người làm. Cũng có thể tố chức thành ngày cả con cháu đến cùng làm, đấy cũng là một hình thức để truyền dậy và lưu giữ. Tôi chỉ biết làm phần thô thôi, còn những kỹ thuật này rất khó làm và tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy chúng tôi cũng xin đề xuất cần có nguồn kinh phí như vậy”.

Lễ hội Hết Chá là nét văn hóa tâm linh sâu sắc, mang ý nghĩa đoàn kết cộng đồng của người Thái Trắng mộc Châu. Lễ hội là dịp để bà con thắt chặt thêm tình đoàn kết bản trên mường dưới, xây dựng cuộc sống ấm no./.

Thào Ly/VOV-Tây Bắc

PC_Article_AfterShare_1

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong