Làng Mộ Trạch: Chảy mãi “mạch chữ” xứ Đông ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Friday, February 8, 2019

Làng Mộ Trạch: Chảy mãi “mạch chữ” xứ Đông

Xứ Đông xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”. Làng “Chằm” tức làng Mộ Trạch ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Là ngôi làng có nhiều tiến sĩ Nho học nhiều nhất cả nước và được mệnh danh là “Làng Tiến sĩ xứ Đông”, Mộ Trạch cũng bình dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng nhưng vẫn thể hiện một sự mẫu mực về tính hiếu học được duy trì qua ngàn đời nay.

lang mo trach: chay mai "mach chu" xu dong hinh 1
Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng là đất khoa bảng và được mệnh danh là "Làng Tiến sĩ xứ Đông".

Đó là niềm tin về mạch nguồn của sự hiếu học mà bao đời nay, người dân làng Mộ Trạch giữ gìn. Đằng sau vẻ cổ kính, trầm mặc của cụm di tích lịch sử văn hóa đình - miếu làng Mộ Trạch, là câu chuyện về giếng làng thiêng liêng, huyền bí, không bao giờ cạn. 

Cũng là sự trùng hợp khi thành giếng được xây dựng từ thời Hậu Lê với đường kính 36m lại đúng bằng con số 36 tiến sĩ của làng được ghi danh sử sách. Dân làng Mộ Trạch tin rằng con em mình thông minh, học giỏi là nhờ uống nước giếng từ long mạch, hội tụ khí thiêng, tinh hoa đất trời…

Đã gần 30 năm làm công tác quản lý cụm di tích làng Mộ Trạch, ông Vũ Quốc Ái được ví như một “kho sử sống của làng”. Những câu chuyện nguồn gốc, về thành tích khoa bảng của các bậc tiền nhân được ông kể lại rành mạch: "Từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ VIII, có 36 vị nhân tài đỗ tiến sĩ trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn. Khoa thi Bính Thân 1656, cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3. Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là “Nhất gia bán thiên hạ” tức là “một làng bằng nửa thiên hạ”.”

lang mo trach: chay mai "mach chu" xu dong hinh 2
Đức Thần Tổ vị Thành hoàng làng Mộ Trạch (Hải Dương) đồng thời là Thủy Tổ dòng họ Vũ - ngài Vũ Hồn (804 - 853) được thờ trong ngôi đền nhỏ được xây cất từ năm 1147.
Người dân làng Mộ Trạch trải qua bao thăng trầm của lịch sử, không ít khi phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh, mùa màng thất bát nhưng luôn trọng con chữ, trọng nhân cách người thầy. Đó là “kim chỉ nam” để người làng Mộ Trạch phấn đấu và răn dạy con cháu về truyền thống học tập bao đời. Gia đình bà Vũ Thị Minh (72 tuổi) và ông Vũ Phương Mạo (80 tuổi) là một ví dụ điển hình. Lam lũ ra đồng từ gà gáy, làn da nâu sạm vì gió sương nhưng ông bà vẫn động viên và cố gắng lo cho 5 người con ăn học thành tài.

Tôi tự hào vì các con tôi thi 3 trường đại học nhưng cứ đỗ 2 trường. Trong làng người ta đều khen các cháu học hành trưởng thành, đạo đức, bố mẹ cũng đỡ khổ. Người ta thường hỏi ông bà nghĩ thế nào mà cho các con đi học như thế. Tôi cứ nói thật thà, tôi đồng ruộng nhưng tôi muốn cho các con tôi không phải đồng ruộng. Phải có học thì đời sống mới khá giả lên được”, bà Vũ Thị Minh tâm sự.

Đến Mộ Trạch, dễ dàng nhận thấy niềm tự hào về truyền thống hiếu học ở mỗi người con nơi đây. Và sự ham học hỏi, ham hiểu biết được hình thành một cách tự nhiên trong ý thức các thế hệ con em của làng Mộ Trạch.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

“Làng cháu có rất nhiều người học giỏi và làm tiến sĩ, ông bà và bố mẹ cháu cũng hay nói đến. Ở nhà, bố mẹ cháu đi làm bận không giục học nhiều nên cháu tự học. Cháu sẽ cố gắng học hành thật tốt để trở thành người như thế”, một em học sinh bày tỏ.

Qua cánh cổng làng uy nghi, đi hết con đường làng thẳng tắp hai hàng cau vua, tinh thần hiếu học được mang đi khắp đất nước. Những người con làng Mộ Trạch  học hành đỗ đạt, đi làm xa quê, dù ở đâu cũng luôn hướng về quê hương.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

lang mo trach: chay mai "mach chu" xu dong hinh 3
Con đường làng thường được gọi là "con đường tri thức" dài 1200m với 2 hàng cau vua cao vút được khởi công xây dựng từ năm 2013.

Ông Vũ Quang Lãm, quê gốc ở Hải Dương nhưng sinh ra và lớn tại phố Hồ Chí Minh cho biết: Sau một thời gian mải mê vì công việc, đến nay tôi thấy cần thiết phải quay về với nơi khởi thủy dòng họ của mình. Tôi sẽ kể cho con tôi nghe về dòng họ, về khởi tích, về cụ tổ nhà chúng tôi.

Tôi cũng hứa với lòng nếu đợt sau gia đình có điều kiện ra Hà Nội thì chắc chắn đến tôi sẽ đưa 2 con về với đất tổ này. Tôi nghĩ đó là văn hóa người Việt và phải phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình”.

lang mo trach: chay mai "mach chu" xu dong hinh 4
Mùng 8 tháng Giêng hàng năm con cháu làng Mộ Trạch và du khách thập phương về đây để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “ Làng tiến sĩ” bao đời .

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm “Làng tiến sĩ” bao đời nay. Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để “mạch chữ” xứ Đông luôn chảy mãi./.

CTV Mai Linh/VOV-Đông Bắc

PC_Article_AfterShare_1

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong