Nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Tôi đặt niềm tin vào lớp trẻ” ~ Dạy Nối Mi Hà Nôi

Monday, December 31, 2018

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: “Tôi đặt niềm tin vào lớp trẻ”

Nhà văn Trung Trung Đỉnh có khá nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh, trong đó nổi bật nhất là hai cuốn: “Lạc rừng” và “Lính trận”. Với nhiều người, chiến tranh là mảng ký ức cần phải quên, nhưng với ông, viết cũng là cách để nhớ về đồng đội và tìm thấy sự nhẹ nhõm trong tâm hồn.

PV: Thưa nhà văn Trung Trung Đỉnh, làm thế nào để ông có những trang viết mà những người đã từng biết đến chiến tranh phải công nhận rằng đó là những điều có thật, những cảm xúc thật?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Tuổi 19, 20 vừa mới học xong phổ thông, cái lứa chúng tôi bạn bè đều như nhau hết. Đi bộ từ Bắc vào Nam mấy tháng trời, chỉ có tuổi trẻ mới làm được như thế. Chúng tôi đi với tinh thần mãnh liệt, một niềm khao khát duy nhất là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đây hoàn toàn là sự thật chứ không phải tôi nói với mục đích chính trị đâu. Và sau năm 1975 rất nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm nặng. Tôi thì bình thường ngồi trong nhà nghe tiếng quạt trần quay là không thể chịu đựng được, hoặc về vùng sông nước miền Tây Nam bộ, tôi cũng rất khổ sở khi nghe tiếng xuồng máy... Đó như là những âm thanh của chiến tranh dội thẳng vào đầu mình.  

nha van trung trung dinh: "toi dat niem tin vao lop tre" hinh 1
Nhà văn Trung Trung Đỉnh.

PV: Là nỗi ám ảnh của cuộc chiến có đúng không, thưa ông?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Đúng như vậy, rất ám ảnh!

PV: Ông là người lựa chọn cách viết không ca ngợi thái quá sự hào hùng của cuộc chiến mà đi vào những khía cạnh bình dị, những góc độ chân thực nhất của những mất mát đau thương. Vậy khi viết các tác phẩm như Lạc rừng và Lính trận, ông hướng đến đối tượng độc giả nào?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Tôi viết thường không hướng đến một đối tượng độc giả cụ thể nào. Nhiều người cứ nói rằng vì độc giả vì nhân dân, kiểu nói cho vừa lòng nhau thôi. Còn tôi vì sự thật. Mà viết về sự thật khó lắm!

PV: Vậy còn các giải thưởng nhận được, ông có vui không?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Có nhiều người viết chỉ để giật giải, còn tôi thì không. Viết mà cứ nhăm nhăm vì cái này vì cái kia thì chẳng còn gì là hay nữa. Hơn nữa, nhiều năm trở lại đây, các giải thưởng văn chương rất kém. Những tác phẩm đoạt giải đôi khi dưới cả mức bình thường. Tuy vậy, những nhà văn viết tốt hiện nay họ không quan tâm nhiều tới giải thưởng. Họ viết vì những thứ khác, vì những điều đã trăn trở từ lâu. Và nói cho cùng những cái gì tốt, hay thực sự nó sẽ tự tồn tại mãi với thời gian. Như cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh lúc đầu bị chê bai không ra gì trên văn đàn, nhưng sau cùng người ta cũng nhận ra giá trị của nó. 

PV: Nghĩa là ông không quan tâm tới giải thưởng, cũng không mấy quan trọng việc mình viết cho đối tượng nào? Vậy ông viết ra cho nhẹ lòng hơn?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Đúng là nhẹ đi chứ. Tôi nhớ thời của chúng tôi, những người lính bị gọi là “B quay” rất là khổ tâm, rất buồn bã. Cũng là vì đi bộ từ Bắc vào Nam đói khổ và mệt mỏi. Mà ở cái tuổi 19, đôi mươi phải đi bộ hành quân mấy tháng trời để vào miền Nam có phải ai cũng đủ lý trí và sự kiên nhẫn để làm đâu. Có người không chịu nổi mà quay lại cũng bị quy kết như thế, nhục nhã lắm, không ai coi họ ra gì nữa. Thực sự, nhiều lúc tôi rất muốn viết về những người lính “B quay” như là một cách để an ủi họ, bởi có những thời điểm không dễ để đánh giá về một con người. Có khá nhiều người sau chiến tranh bị trầm cảm, bị thần kinh, không phải lúc nào họ cũng được biết đến, nói đến. Ngay như tôi, có thời kỳ tôi bị trầm cảm rất nặng!

PV: Trong các cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh, ông có sử dụng những hình tượng về người lính, về những trận chiến để thể hiện sự mất mát hay không?

PC_Article_Middle

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Nếu mà đọc “Lính trận” sẽ thấy những giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ được tôi tái hiện. Cả không gian chiến tranh, tương quan lực lượng và những hy sinh mất mát từ hai phía. Tôi đã miêu tả gần như chân thật nhất về trận đánh Pleime, trận đánh Mỹ lớn đầu tiên của ta tại chiến trường Tây Nguyên. Sau này dù có tham gia các trận đánh khác, tôi vẫn thấy đây là trận đánh kinh khủng và khốc liệt nhất. Nó để lại cho tôi nhiều sự ám ảnh mà các bạn thấy khi đọc Lính trận. Trong một cái thung lũng hai bên dàn quân ra sao, không lực Hoa Kỳ đã thả quân dù xuống như thế nào... Rồi việc cả hai bên đánh giáp lá cà, sau những giây phút đó, chiến trường chỉ còn lại những xác chết và chúng tôi chỉ còn một ý nghĩ duy nhất là sát cánh cùng đồng đội để sống chết với kẻ thù. Tâm hồn người lính thời chúng tôi trong sáng lắm, không có sự toan tính nào.

PV: Giới trẻ ngày nay cần có điểm nhìn, cách nhìn về cuộc chiến tranh của cha ông mình như thế nào?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Tôi cũng không dám đưa các nhận định, nhưng tôi tin chắc rằng, thế hệ trẻ ngày hôm nay, sau này sẽ viết về chiến tranh hay hơn rất nhiều so với chúng tôi. Bởi vì họ có tư tưởng, mà nhà văn phải giống như một nhà tư tưởng. Và tiêu chí lớn nhất là tư tưởng của tác phẩm. Những cuốn sách được coi là hay như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh hay “Thời xa vắng” của Lê Lựu, phần tư tưởng vẫn còn mờ ảo, chứ chưa được rõ nét.

PV: Phải chăng khi viết về chiến tranh, các nhà văn đồng thời là người lính như ông bị cảm xúc lấn át phần tư tưởng?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Không phải, tư tưởng của nhà văn còn do học vấn, phải có triết học và đòi hỏi phải có văn hóa dân tộc. Mà Việt Nam trải qua biết bao nhiêu năm chiến tranh. Không có sự ổn định về văn hóa thì làm gì có được nhà văn lớn. Các tác phẩm của Việt Nam chưa có tên trong danh sách các tác phẩm của thế giới, mà vẫn theo kiểu “mẹ hát con khen hay”. Riêng chỉ có cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được dịch ra vài chục thứ tiếng, được coi là có ý nghĩa nhưng cũng chưa là gì đối với thế giới!

PV: Theo ông, các tác giả cần có vốn tri thức, phông nền văn hóa nhất định thì khi viết sẽ thể hiện tốt hơn tư tưởng của mình trong tác phẩm. Tuy nhiên cũng có  ý kiến cho rằng, những người trẻ chưa thực sự hiểu, chưa từng trải qua chiến tranh nên khi viết rất có thể sẽ là phiến diện?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Không sao cả. Có một thời người ta cho rằng nhà văn là thư ký của thời đại, lệch lạc vô cùng. Thời gian về mặt cơ học nó không có ý nghĩa gì cả. Trong khi đó, hiện nay các tư liệu về chiến tranh lúc nào cũng nhiều, tràn ngập. Nhà văn tài người ta viết bằng trí tưởng tượng, sự nhạy cảm, sự uyên bác là chính. Tôi tin rằng, lớp trẻ sau này họ sẽ có cách biểu hiện mới, khác hoàn toàn với cha ông và họ sẽ làm được.

PV: Ông có theo dõi các nhà văn trẻ hiện nay và đặt niềm tin ở họ?

Nhà văn Trung Trung Đỉnh: Có chứ, tôi đọc nhiều. Và tôi thấy, nhiều bạn viết rất tốt. Tôi không thể kể  hết tên nhưng tôi có thể nói, tiêu biểu ở miền Nam có Nguyễn Ngọc Tư. Văn của Ngọc Tư có chất Nam bộ, có phong cách riêng, được rất nhiều người khen. Còn ngoài Bắc có Đỗ Bích Thúy, một cây viết mang được những nét đặc trưng của miền núi phía Bắc. Các nhân vật và câu chuyện đều đậm chất vùng cao, đọc rất thú vị. Tôi rất tin tưởng vào lớp nhà văn trẻ của chúng ta. Hy vọng họ sẽ có những tác phẩm viết về chiến tranh thật hơn, hay hơn, có tư tưởng hơn so với chúng tôi.

PV: Xin cảm ông!

Vũ Nga/Báo VOV

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong